Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1110: Cầu Vàng Trên Sông (1)

Chương 1110: Cầu Vàng Trên Sông (1)Chương 1110: Cầu Vàng Trên Sông (1)
Chương 1110: Cầu Vàng Trên Sông (1)
Diêu Trấn mặc thường phục đứng ở bên cạnh một chiếc xe ngựa. Đội ngũ vào kinh của Diêu thị lần này, trừ ba chiếc xe ngựa cố ý bỏ trống, còn chuyên môn chuẩn bị cho Trần Bình An năm con tuấn mã cao lớn, đều là chiến mã hạng Giáp trong biên quân Đại Tuyền, con em quyền quý đứng đầu kinh thành cũng chưa chắc có thể có được một con.
Diêu Trấn không ngờ trừ tiểu nha đầu gầy gò kia, cùng với nữ tử tuyệt sắc lưng đeo trường kiếm, còn lại bốn người bọn Trần Bình An đều lựa chọn cưỡi chiến mã đi về phương bắc.
Đối với điều này Diêu Trấn tất nhiên không dị nghị, sau khi đánh tiếng với Trần Bình An, lão tướng quân liền ngồi trở lại thùng xe của mình, chuẩn bị mười máy quyên binh thư, đều là vật tổ truyền của Diêu thị, mỗi quyển sách đều viết rất nhiều chú giải bên cạnh cùng tâm đắc của tổ tiên Diêu thị khi giở sách, hầu như mỗi một trang sách đều là như thế.
Có thể đây mới là thế tộc cao môn truyền thừa có trật tự, hương khói kéo dài.
Lần này Diêu Trấn chỉ dẫn theo ba con em Diệu thị, ba người thuộc về cùng thế hệ, Diêu Cận Chi ngồi riêng một chiếc xe ngựa, Diêu Tiên Chỉ cùng Diêu Lĩnh Chi chạy song song ở cuối đội ngũ.
Bảy tám vị tu sĩ đi theo phân tán ở trong đội ngũ.
Diêu Trấn nói với Trần Bình An, trong đó có hai vị là cung phụng bí mật của vương triều Đại Tuyền, nếu không phải lần này phụng chỉ vào kinh, ngay cả lão vị đại tướng biên cương cấp bậc cao nhát này của Đại Tuyền cũng không có quyền điều động hai vị tu sĩ đó.
Hơn sáu mươi người cưỡi ngưa còn lai. đều là lính biên quân lâu năm sở trường cưỡi ngựa bắn cung, còn có chút ít gia quyến của đám lính lâu năm đó, phần lớn là bọn quản sự, tạp dịch tỳ nữ ở phủ đệ gia tộc Diêu thị.
Trần Bình An xen lẫn ở trong đội ngũ, cưỡi ngựa chạy chậm.
Chu Liễm cho dù là ngồi ở trên ngựa, vẫn như cũ cong người, theo lưng ngựa cùng nhau xóc nảy phập phòng, lắc lư, nhìn như là một kẻ tùy ý, hiền lành nhất trong bốn tùy tùng của Trần Bình An.
Lô Bạch Tượng đang nhắm mắt dưỡng thần.
Ngụy Tiện ở trong đội ky sĩ, như cá gặp nước, tự nhiên nhất.
Quán trọ bên kia, Cửu Nương thật lâu không muốn thu hồi tầm mắt.
Lão lưng còng ngồi xốổm ở cửa hút tâu thuốc, sương khói lượn lờ kia che khuất khuôn mặt tang thương nhiều nếp nhăn, nhưữ sương mù núi phủ kín trong khe rãnh của dãy núi.
Tên nhóc què leo đến nóc nhà, ở cao nhìn xa, vừa mới ly biệt, đã bắt đầu chờ mong lần sau gặp lại vị tỷ tỷ đeo kiếm kia.
Chung Khôi đi tới trước phần mộ nhỏ đó, tắm bia mộ bằng đá kia đã đổ, còn bị người ta đào bùn đất lên, cầm đi vật bên trong y quan trủng (mộ chôn quần áo và di vật).
Có chút thú vị, trẻ con mà.
Chung Khôi sờ đầu, quay đầu nhìn đội ngũ mênh mông ởi xa kia, thu hồi tầm mắt, hai tay chắp sau lưng, uốn éo trở về quán trọ, lắm bẩm: "Nhật xuất đông hải, vạn lý dung kim. Nguyệt lạc tây sơn thì, thu thu dạ viên khởi (1). Đáng tiếc không đúng phép đối, bằng không chắc chắn sẽ là thiên văn chương xuất sắc truyền lại đời sau rồi."
(1) Một bài thơ của Lý Bạch.
Chung Khôi nghĩ nghĩ, do dự nên đi trấn Hồ Nhi một chuyến hay không.
Lá gan của tiên sinh cũng hơi nhỏ một chút, tốt xấu gì cũng là sơn chủ thư viện Đại Phục, còn xuất thân từ phủ đệ vị thánh nhân nào đó của Trung Thổ Thần Châu.
Con hồ ly chín đuôi kia, tuy nói tên của nó đã được vị Bạch lão gia kia viết ra ngay đầu tiên trong trang thứ hai của Chân Danh Thiên) , nhưng nếu mình biết tên thật của nó, muốn nó chết, không phải là chuyện trong một câu nói sao?
Chung Khôi gác hai tay sau gáy, gió mát thổi vào mặt. Giống như còn có từng trận gió thu kia, đảo quanh ở trong hai tay áo hắn nâng lên cao cao.
Bộ dạng này của Chung Khôi, phụ nhân trong quán trọ chưa từng nhìn thấy.
Trên đường đi về hướng Bắc, gió êm sóng lặng.
Vương triều Đại Tuyền võ vận hưng thịnh, mấy chục năm gần đây, chỉ có biên quân bắt nạt người khác, Bắc Tắn phía nam, cùng Nam T phương bắc đều từng chịu rất nhiều đau khổ, nếu không phải chuyện ba vị hoàng tử đọ sức, tranh đoạt ngai báu hầu như sắp minh đao minh thương. liên luy rất nhiều tinh lực của đại hoàng tử, khiến cho vị thứ trưởng tử Lưu thị tọa trấn biên giới phía bắc này không thể không bỏ dở một lần Bắc phạt đã định sẵn, để tránh không cần thận đánh hạ ngàn dặm ranh giới Nam Tà, bản thân cũng tổn thương nhiều nguyên khí, mát đi đại thế, chẳng phải là làm áo cưới cho vua mới của thành Thận Cảnh? Còn có bốn năm quốc gia nhỏ giáp giới hai bên đông tây, quân chủ một quốc gia trong đó tự cho mình là cháu, kính xưng hoàng đế Đại Tuyền Lưu Trăn là thúc hoàng đế, còn có một quốc gia trực tiếp trở thành phiên quốc của Đại Tuyền. Đội ngũ cứ mỗi ba mươi dặm sẽ dừng một lần, rửa sạch mũi cho chiến mã, lúc này, Diêu Trấn cũng đã rời khỏi xe ngựa, nói chuyện phiếm vài câu với Trần Bình An.
Thường xuyên qua lại, cháu nội Diêu Tiên Chi đã trở nên thân quen với Trần Bình An, nhưng khối "ngọc thô Diêu thị" này ở trước mặt Trần Bình An vẫn rất câu nệ.
Diêu Tiên Chi năm nay mới mười bốn tuổi, đã ở biên quân ba năm, năm thứ hai trở thành thám báo chính thức, từ đó về sau dựa vào quân công thăng lên thành ngũ trưởng, từ nhỏ theo phu tử dạy học tại nhà học tập binh pháp, lại không thích nói bốc nói phét, tuổi còn trẻ đã rất chín chắn, rất được gia chủ Diêu Trắn coi trọng.
Diêu Tiên Chi không che giấu chút nào sự ngưỡng mộ của mình với Trần Bình An, lúc trước trong thung lũng, bị hai tu sĩ trên núi đuổi giết cực kỳ bi thảm, chính Trần Bình An ngang trời xuất thế, cứu con em biên quân bao gồm ông nội Diêu Trấn ở bên trong, một cú đám đã đánh cho vị tông sư đáng sợ thân khoác Cam Lộ Giáp kia lui ngược ra ngoài, đối mặt một vị kiếm tu khủng bó sát lực vô cùng ứng đối càng tự nhiên hơn. Diêu Tiên Chi sau lại nghe Diêu Lĩnh Chi nói về hành động hoành tráng của Trần Bình An ở quán trọ, phành phành phành ba cú đắm đánh chết ngay tại chỗ con của Thân quốc công, dám giằng co với Lý Lễ chưởng ấn Ngự Mã giám, Diêu Tiên Chi đối với Trần Bình An càng thêm bội phục tột đỉnh, hận không thể tự mình mỗi ngày dẫn ngựa cho ngựa ăn phụ Trần Bình An.
Ấn tượng của Trần Bình An với Diêu Tiên Chỉ rất khá, thung lũng chiến đấu hăng hái đẫm máu, thiếu niên mặc giáp ánh mắt kiên nghị, trong ký ức của mọi người hãy còn như mới.
Chỉ là Diêu Tiên Chi đại khái là vì kéo gần quan hệ với hắn, luôn tìm đề tài để nói chuyện, thường xuyên bật ra một ít câu chuyện cười không quá buồn cười, ví dụ nhưữ Nam Tề ở phương bắc, Bắc Tắn lại ở phía nam, còn nói có một số văn hào sở trường viết thơ biên giới, ngưỡng mộ thiết ky Diêu gia trong biên quân Đại Tuyền nhất, trong đó có một vị tai to của thi đàn, muốn lấy thi từ đổi lấy một con chiến mã hạng Giáp, bị gia gia hắn từ chối, mới ghi hận trong lòng, sau khi trở về, ở kinh sư phỉ báng biên quân Diêu gia hơn mười năm, Diêu Tiên Chi chắc như đỉnh đóng cột nói đến thành Thận Cảnh, nhất định phải găp vi tiên sinh kia một chút. Trần Bình An không đáp lời, nhưng cũng không tháy phiền.
Bạn cần đăng nhập để bình luận