Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1526 - Thiếu Hiệp Gặp Đại Hiệp (2)



Chương 1526 - Thiếu Hiệp Gặp Đại Hiệp (2)




Nói vậy các đời tu sĩ của cả tòa Tử Dương phủ có nghĩ nát óc cũng không đoán ra vì sao vị khai sơn thủy tổ này lại muốn lựa chọn nơi đây để xây dựng phủ đệ, sinh sôi phát triển đâm chồi nảy lộc.
Tử Dương phủ là một trong những tiên gia hàng đầu Hoàng Đình quốc, nhưng không giống những động phủ tiên gia tầm thường được xây dựng trên đỉnh núi, Tử Dương phủ tọa lạc ở bên bờ một con sông tú mỹ tầm nhìn trống trải, con sông tên Thiết Khoán hà được tạo thành từ những khe nước núi rừng hội tụ lại, là thượng du của Bạch Hộc giang, con sông lớn thứ ba Hoàng Đình quốc, Bạch Hộc giang là dòng nước đầu nguồn mênh mông cuồn cuộn chỉ đứng sau Hàn Thực giang cùng Ngự giang, cho nên có giang thủy chính thần được Hoàng Đình quốc sắc phong chính thống, có thể đắp nặn kim thân, xây từ miếu, trợ giúp các đời hoàng đế Hồng thị Hoàng Đình quốc tọa trấn tám trăm dặm thủy vận.
Phải biết rằng, tại các quốc gia trong Hạo Nhiên thiên hạ, chuyện sắc phong sơn thần thủy thần có liên quan hệ đến non sông xã tắc, quan trọng nhất trong các việc quan trọng, cũng có thể quyết định chuyện một hoàng đế có thể ngồi yên trên long ỷ hay không, bởi vì danh ngạch có hạn, trong đó Ngũ nhạc thần chỉ, thuộc về tới trước thì được, thường thường do chính hoàng đế khai quốc lựa chọn, nói như vậy các đế vương quân chủ đời sau sẽ không dễ dàng thay đổi, liên quan tới quá nhiều vấn đề, cực kỳ tổn thương đến gân cốt. Toàn bộ các giang thần, hà thần cùng với hà bá hà bà lệ thuộc giang thủy chính thần và các sơn thần lớn nhỏ thuộc Ngũ nhạc, những thổ địa thành hoàng chưa nhập lưu, đều không phải do các đời hoàng đế ngồi trên long ỷ tùy ý sắc ban, quân chủ có ngu ngốc vô đạo đến mấy cũng không muốn đùa giỡn trong chuyện này, quyền thần miếu đường có nhỏ bé đến mấy cũng không để cho hoàng đế bệ hạ xây dựng bừa bãi.
Chỉ cần mỗi khi quốc khố đầy đủ, có thể đổi đủ số tiền thần tiên, rồi nhân được sự cho phép của một trong bảy mươi hai thư viện Nho gia, do chính quân tử hiện thân, khẩu hàm thiên hiến, đích thân tới nơi sơn thủy kia, “Chỉ điểm giang sơn” cho một quốc gia, như vậy triều đình này sẽ có thể danh chính ngôn thuận mà tạo ra thêm một vị thần chỉ chính thống cho núi sông nhà mình, trái lại có thể phụng dưỡng ngược lại vận mệnh quốc gia, củng cố khí vận.
Cái này gọi là khí tượng của thái bình thịnh thế, chắc chắn sẽ được văn võ bá quan chúc mừng, cả nước chúc mừng, hoàng đế thường thường sẽ mặt rồng vui vẻ, đại xá lao ngục, bởi vì chắc chắn mình sẽ được vinh danh trên sách sử, là vị trung hưng chi chủ, quân vương anh minh.
Chỉ là loại hành vi phong cảnh dưới chân núi này luôn buôn bị những tu sĩ trên núi châm biếm là “Quan tài bách quan thêm một tầng, long ỷ hoàng đế thêm khúc gỗ”, khịt mũi coi thường.
Đến nỗi vì sao trong biên cảnh các quốc gia, thường xuyên sẽ có cảnh dâm từ không chính thống mọc lên san sát, nhiều lần cấm nhưng không dứt được, thật sự là do triều đình yếu ớt, không đủ bản lĩnh trừ tận gốc?
Kỳ thật trên diện rộng có rất nhiều dâm từ được triều đình ngấm ngầm thừa nhận nhưng không được thư viện Nho gia công nhận, nên cũng không thể nào mới tới một vị quân tử để "miệng vàng lên tiếng", triều đình các quốc gia mới có thể mở một con mắt nhắm một con mắt đối với những dâm từ hương khói cường thịnh, thậm chí có vài triều đình, còn giấu giếm thư viện, âm thầm giúp đỡ tiền thần tiên không ngớt cho dâm từ, trộm xúi giục văn nhân thi sĩ dẫn đầu đi thắp hương, để bá tánh địa phương cùng đi theo, chen chúc nhau tới.
Thiết Khoán hà cũng có một vị hà thần chính thống, chính là lão già hèn mọn lúc trước vội vàng quay lại kia.
Mấy trăm năm nay vị hà thân có kim thân cung phụng ở miếu Tích Hương này vẫn luôn là con rối do Tử Dương phủ giật dây. Một trong những nơi để tu sĩ hạ ngũ cảnh Tử Dương phủ mài dũa, hà thần Thiết Khoán hà bị các đồng liêu chê cười là “Đạo hữu chết chứ bần đạo không chết, bần đạo giúp ngươi nhặt hầu bao”, hắn ta phái những tinh quái sông nước đi chịu chết, những lâu la đáng thương đó hầu như tương đương với duỗi thẳng cổ ra cho những luyện khí sĩ non nớt kia chém giết mà thôi, kẻ nào may mắn mới có thể tránh được một kiếp. Thường xuyên qua lại, những tinh quái mà Thiết Khoán hà tự nhiên nuôi dưỡng ra đã thưa thớt đi nhiều, khiến Hà Thần này phải tự mình bỏ tiền tăng thêm tinh hoa thủy vận, gặp phải năm thu hoạch không tốt, còn phải mang theo lễ vật tới cửa bái phỏng, cầu xin các lão gia thần tiên nơi Tử Dương phủ hãy ném vào sông một ít tiền thần tiên, tăng thêm linh khí thủy vận, tăng nhanh tốc độ sinh trưởng của thủy quỷ, tinh quái, để tránh làm trì hoãn chuyện rèn luyện của các đệ tử nội môn trong Tử Dương phủ.
Nghe thì có vẻ quá hạ giá, gần như có thể bị nói là kéo dài hơi tàn, nhưng trên thực tế có không ít giang hà thần chỉ Hoàng Đình quốc cực kỳ hâm mộ điều này.
Đạo lý rất đơn giản, Thiết Khoán hà chẳng qua chỉ là hà thần, trình độ vững chắc của kim thân lại không thua kém giang thủy chính thần Bạch Hộc giang đứng thứ ba tại Hoàng Đình quốc.
Dựa vào cái gì? Tự nhiên là dựa vào mỗi năm moi được chút cơm thừa canh cặn từ móng tay của Tử Dương phủ, tích góp từ năm này sang năm nọ, cộng thêm mượn dùng kim thân được hương khói hun đúc nơi miếu Tích Hương miếu.
Tu sĩ Tử Dương phủ, xưa nay không thích người ngoài tới quấy rầy tu đạo, rất nhiều đại quan hiển quý mộ danh mà đến, cũng chỉ có thể dừng bước ở miếu Tích Hương cách Tử Dương phủ hai trăm dặm.
Đương nhiên sau khi dừng bước sẽ muốn thắp hương kính thần, còn có một ít việc không thể để lộ ra ngoài, đều phải cần hà thần Thiết Khoán hà hỗ trợ liên lạc với Tử Dương phủ, bởi vì Tử Dương phủ biết cách làm giàu, tu sĩ từ tam cảnh, mãi cho đến tu sĩ Long Môn cảnh, mỗi lần được mời ra cửa “Du lịch”, đều sẽ có cái giá rất cao, nhưng tu sĩ Tử Dương phủ luôn luôn mắt cao hơn đỉnh, quyền quý thế tục tầm thường cho dù có tiền, những thần tiên này cũng chưa chắc chịu gặp, như vậy sẽ cần miếu Tích Hương Thiết Khoán hà có quen biết thân thiết với Tử Dương phủ ra tay giúp đỡ giật dây bắc cầu.



Bạn cần đăng nhập để bình luận