Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1799 - Tiên Sinh Báo Cáo Trở Về (15)



Chương 1799 - Tiên Sinh Báo Cáo Trở Về (15)




Sau đó Bùi Tiền thu lại nụ cười, vỗ vỗ vai của tiểu đồng áo xanh: "Đã thảm hại đến mức độ này rồi, ngày cả mấy đồng tiền cũng không bỏ qua, ngươi sống cũng không dễ dàng gì, sư phụ ta đã từng nói một câu là ‘Chờ đến mây tan thấy trăng sáng’, bây giờ ta tặng câu nói này lại cho ngươi, ta rất nghĩa khí đúng không?”
(Chờ đến mây tan thấy trăng sáng: Nguyên văn: 守得云开见月明 Thủ đắc vân khai kiến nguyệt minh. Một câu trong tập thơ của Mộng Tịch Dao. Ý nghĩa: Những kẻ có tài có thể kiên trì đợi đến một ngày vầng mây rẽ thấy trăng thanh, muốn nói con người phải kiên trì đến cùng.
Tiểu đồng áo xanh ôm đầu và bắt đầu gào khóc.
Những ngày tháng khốn khổ này phải sống làm sao đây?
Bùi Tiền than thở, đúng là một tên nhóc mãi không lớn nổi, chỉ đành phải lấy mấy đồng tiền ra lần nữa đưa cho tiểu đồng áo xanh: "Cầm lấy đi."
Tiểu đồng áo xanh lập tức nở nụ cười tươi tắn.
Bùi Tiền làm ra vẻ bà cụ non lắc đầu và giảng dạy: "Thấy tiền là mờ mắt, đúng là không có tiền đồ!"
————
Lại một mùa xuân nữa.
Một nữ tử mặc áo xanh và một thiếu niên lang mặc đồ màu trắng không cùng đoàn người trở về phương Bắc mà ở trấn Hồng Chúc đã nhảy xuống khỏi thuyền.
Sau đó cả hai đi bộ trở lại quận Long Tuyền.
Đó là Nguyễn Tú và Thôi Đông Sơn.
Trong một hiệu sách ở trấn Hồng Chúc, Thôi Đông Sơn nhàn rỗi đến mức tìm cớ cố tình trêu chọc một nhóm khách.
Một người trong số bọn họ đã nôn nóng đến mức không để ý rằng bên cạnh chàng trai xinh đẹp có một cô nương xinh đẹp và quyến rũ động lòng người đang đứng, lo lắng hét lên: “Thấy người khác sống tốt, còn không cho ta ghen tị nữa sao? Thấy người khác sống khốn khổ, còn không cho ta vui vẻ được một chút hả? Ngươi là ai, có quản nổi không?"
Thôi Đông Sơn cười nói: “Được được được, đây là thói quen tốt, không cần phải thay đổi, không cần phải thay đổi. Ta cũng không phải phụ thân mẫu thân của ngươi, ngươi có thói quen tốt như vậy, ta lao tâm khổ tứ khuyên ngươi thay đổi để làm gì?”
Nguyễn Tú không cảm thấy nhàm chán, cũng không cảm thấy thú vị.
Thôi Đông Sơn vừa nhìn thấy nàng ta lại lấy khăn thêu ra ăn bánh, hắn ta nhanh chóng đưa nàng ta đi, nhỏ giọng phàn nàn: “Cô có thể đừng ăn cái này trước mặt ta được không? Cô vừa lấy bánh ra, ta đã hoảng rồi."
Hai mắt của Nguyễn Tú sáng lên: "Ngươi biết à?"
Thôi Đông Sơn bất lực nói: “Tốt xấu gì ta là một tu sĩ suýt nữa đã Phi Thăng cảnh, hiện tại đúng là có hơi thảm, nhưng vẫn còn nhãn giới, ta là nx hiểu rõ nhất gốc gác của các ngươi nhất trong trời đất này. Làm sao có thể không biết được?”
Nguyễn Tú khẽ mỉm cười.
Nếu muốn ăn mỹ thực, nhưng lại không ăn được thì phải làm sao?
Nàng ta nghĩ ra một cách nhỏ, là ăn thứ khác, thà có còn hơn không mà.
Hai người tiếp tục lên đường và đi qua Kỳ Đôn sơn.
Dừng lại trên đỉnh núi, Thôi Đông Sơn ngước mắt nhìn về phương xa, nhìn về phía nam.
Hoàng đế Đại Ly thực sự đã là tiên đế rồi.
Tin tức này gần như đã giấy không gói được lửa, chẳng bao lâu nữa tất cả mọi người ở trung bộ Bảo Bình châu đều sẽ biết hết.
Trong số các con trai nối dõi của Tống thị ở Đại Ly, trong các hoàng tử, Tống Hòa đương nhiên là người có tiếng nói cao nhất, còn hoàng tử Tống Mục như từ trên trời rơi xuống, trong triều đình và cả người dân từ trên xuống dưới không có gốc rễ. Tông nhân phủ của Đại Ly giữ kín như bưng chuyện này, không có bất cứ ai dám tiết lộ ra dù chỉ một chữ, có thể có người đã xuất hiện chút suy nghĩ thoáng qua, nhưng rồi sau đó đã biến mất khỏi thế giới. Trong vài năm trở lại đây, một số người già trong Tông nhân phủ không thể chịu đựng được nắng nóng khắc nghiệt, cái lạnh buốt giá, sau khi hưởng đủ tuổi thọ thì đã “bệnh chết”.
Với cái chết “không đúng lúc” của Hoàng thượng, chân tướng thật sự nằm trong lòng bàn tay của ba người, hoàng hậu bị giáng vào cung Trường Xuân cung để tu hành chính là mẫu thân ruột của hai hoàng tử đó, Tống Trường Kính phiên vương giám quốc và Tú Hổ Thôi Sàm phò trợ đất nước.
Một người nắm giữ đại nghĩa và huyết thống chính thống, một người nắm giữ toàn bộ quân đội Đại Ly, người còn lại là quốc sư, quốc sách hàng trăm năm của Đại Ly, tất cả đều nằm trong tay ông ta.
Ba người bọn họ duy trì sự cân bằng tinh tế giữa triều đình và dân chúng, giữa trên núi và dưới núi.
Sẽ không có bất cứ vấn đề gì cho đến khi đánh bại được vương triều Chu Huỳnh.
Sau khi đánh bại thì sẽ có rắc rối lớn.
Không cần phải lo nghĩ cũng biết đương nhiên, vị nương nương sẽ dốc hết lòng dạ mà thiên vị Tống Hòa, người từ nhỏ đã ở bên cạnh bà ta, người bà ta đã nhìn lớn lên từng ngày, Thật ra Tống Hòa cũng có thể coi là đệ tử nhập thất của lão khốn nạn kia.
Tống Hòa, hay là Tống Tập Tân, đệ tử của Tề Tĩnh Xuân.
Nhưng chỉ có một người thực sự có thể quyết định ai sẽ trở thành tân đế của Đại Ly, đó chính là phiên vương Tống Trường Kính.
Cho dù không hài lòng chỉ với cái chức giám quốc và bản thân ông ta có làm hoàng đế thì lão khốn khiếp đó cũng sẽ đồng ý, đây là một trong những kết quả tính toán của "Tú Hổ" cả già lẫn trẻ năm đó.
Nhưng hiện tại xem ra Tống Trường Kính thật sự không có dã tâm này, nếu không ông ta đã sớm cởi bỏ thiết giáp, mặc long bào vào rồi.
Gió núi từng cơn thổi qua, mang theo hương cỏ cây đầu xuân.
Thôi Đông Sơn nheo mắt lại.
Đúng thật là xui tận mạng tám kiếp mà, cất công trồng hoa nhưng hoa không nở, vô tình cắm liễu liễu lại xanh. Lúc trước ở thư viện Sơn Nhai, hắn ta chỉ là tùy tiện nói với tiên sinh về mạch lạc chướng, kết quả suýt nữa điểm đúng vào đại đạo của tên tu sĩ lỗ mũi trâu.
Thôi Đông Sơn tát cho mình một bạt tai.
Ngoài ra còn có âm mưu giấu kín của Diêu lão đầu nữa, Dương lão đầu chắc chắn cũng có liên quan cho nên càng liên lụy đến nhiều người hơn
Thôi Đông Sơn lại tự tát mình một cái.
Nguyễn Tú từ lâu đã quen với việc này rồi.
Thôi Đông Sơn liếc nhìn vách đá, nghĩ ngợi gì đó rồi quyết định bỏ đi, nhảy xuống không chết nổi, nhưng sẽ rất mất mặt.
Thôi Đông Sơn đột nhiên nhe răng múa vuốt, lớn tiếng mắng mỏ: "Lão khốn nạn, thua thì thua. Ta và tiên sinh đã chấp nhận rồi! Nhưng ông không nên làm trái với lương tâm của mình, nói cái khỉ gì mà tranh chấp giữa quân tử! Tề Tĩnh Xuân đã chết rồi, tiên sinh của ta cũng thua thảm hại. Không những không thu được gì ở hồ Thư Giản mà còn bị tổn thất nặng nề. Ông thì đang chơi cờ với một người đã chết. Trận chiến của quân tử, chiến cái đầu ông đó chứ chiến, ông mau cút ra đây để ta tát hai bạt tai vào cái mồm to của ông. Nhìn xem liệu cái miệng chó của ông có thể nói ra được lời tốt đẹp gì hay không…”



Bạn cần đăng nhập để bình luận