Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1632 - Thẳng Thắn Nói Ra Suy Nghĩ Trong Lòng, Biết Thêm Một Chút (5)



Chương 1632 - Thẳng Thắn Nói Ra Suy Nghĩ Trong Lòng, Biết Thêm Một Chút (5)




Mặc dù nửa vòng tròn bên trái phía dưới vẫn còn một ô trống chưa viết nhưng sắc mặt Trần Bình An đã tái nhợt, hơi có dấu hiệu sức cùng lực kiệt. Sau khi uống thêm một hớp rượu lớn, hắn lảo đảo đứng dậy, than củi trong tay đã bị mài thành một mẫu chỉ bằng cái móng tay. Trần Bình An ổn định tinh thần, ngón tay run rẩy viết không được nữa, hắn đang cố giữ lấy một hơi, giơ cánh tay lên lau mồ hôi trên trán, muốn ngồi xổm xuống viết tiếp thế nhưng khi vừa mới xoay người, mông đã chạm đất rồi.
Trần Bình An đưa tay đặt hồ lô dưỡng kiếm lên đất, một tay khác buông thỏng những ngón tay, chút than củi còn lại lăn xuống trên mặt đất, cứ như vậy, hẳn ngửa mặt nằm ngay bến đò.
“Nho gia có Trắc ẩn chi tâm, phật gia tôn sùng lòng từ bi, thế nhưng thân chúng ta ở thế giới này, vẫn rất khó làm được, càng đừng nói đến chuyện lúc nào cũng thực hiện được hai cách nói đó, ngược lại Xích tử chi tâm mà Á thánh nói tới đầu tiên và cái mà Đạo tổ gọi là Phản Phác Quy Chân, trở lại thành đứa trẻ, dường như lại càng thêm...”
Trần Bình An cố hết sức đứng dậy, rời khỏi vòng tròn chưa viết chữ nào kia, nhìn chằm chằm vào cái vòng tròn lớn, cuối cùng, đưa mắt nhìn lại ở khu vực trung tâm, nhìn vào hai chữ thiện ác mà ban đầu mình viết xuống.
Trần Bình An xiêu vẹo duỗi một tay ra, giống như là muốn bắt lấy toàn bộ vòng tròn.
Dường như ngay cả chính hắn cũng không biết hắn đang nói gì.
Lúc này, cảnh này, cái gì hắn cũng quên.
“Có thể nào làm việc không cần phân ra thiện ác? Chỉ phân thần người? Bản tính? Nếu không cái vòng này sẽ rất khó đứng vững bước chân.”
“Như thế sẽ cần... Đề cập lên trên? Mà không cần câu nệ chuyện đạo lý trên sách, đến mức không cần quan tâm học vấn nho gia, đơn giản chỉ là mở rộng cái vòng này thôi? Mà là nhấc lên cao hơn một chút?”
“Nếu là như vậy, vậy thì ta đã hiểu, vốn không phải trước đó mình hiểu biết kém, không phải đạo lý trên thế gian có ngăn cách, chia cao thấp mà nó vẫn không ngừng chuyển động quanh cái vòng này, không ngừng nhìn xem, là sự khác nhau giữa tính cách, khác nhau một trời một vực, cho nên những gì thánh nhân tam giáo làm, cái gọi là công tác hướng thiện chính là dẫn dắt lòng người chao chao đảo đảo trong bản đồ, đi đến khu vực mình muốn họ đi.”
“Nếu như, trước đó không đi đến chỗ cao mà nhìn, không đi vòng quanh dưới mặt đất mà chỉ mượn nhờ trình tự, lùi về lại một bước mà xem, cũng không nhắc tới lòng người trên nhân thế, chỉ nhắc đến vốn gốc thật sự của thế đạo, học vấn Nho gia, sẽ như đang khuếch đại và làm cho bản đồ “vật thật” càng vững chắc hơn. Đạo gia thì đang đi trên con dốc hướng lên của thế giới, để cho con người chúng ta có thể cao hơn tất cả những sinh vật có linh tính.”
Trần Bình An nhắm mắt lại, lấy ra một chiếc thẻ tre, trên đó có khắc những văn tự tràn ngập ý vị thê lương nhưng vẫn đẹp đẽ động lòng người của một vị đại nho. Lúc ấy chẳng qua chỉ cảm thấy cách suy nghĩ này vừa kỳ lạ lại thông suốt, bây giờ nhìn lại, xem ra chỉ cần cố truy đuổi đến cùng thì đúng là có ẩn chút ít chân ý Đạo gia: “Nước ngập đầy đất, chiếc lá nổi trên mặt nước, con kiến phụ thuộc vào chiếc lá, xem như đã rơi vào đường cùng, chờ lát sau nước khô cạn mới phát hiện con đường đã rộng mở, không đâu là không đi được.”
“Điều mà Đạo gia tìm kiếm chính là không mong lòng dạ người đời chúng ta hẹp như sâu kiến kia, nhất định phải đối với thế gian theo một góc nhìn cao hơn, nhất định phải khác hẳn góc nhìn của chim muôn thú vật trên thế gian.”
“Vậy Phật gia thì sao...”
Trần Bình An duỗi tay ra, vẽ một vòng tròn: “Kết hợp sự quảng đại của Nho gia và sự cao thâm của Đạo gia, gom thập phương thế giới lại làm một, không chút kẽ hở.”
Cuối cùng Trần Bình An lẩm bẩm nói: “Cái nhất kia, có phải ta đã hiểu được đôi phần rồi chăng?”
Ầm ầm một tiếng, tiên sinh chưởng quỹ đã hao hết tinh thần và sức mạnh toàn thân, ngã ngửa ra sau, nhắm mắt lại, nước mắt đầy mặt. Hắn đưa tay lau, hơi ngẩng đầu lên, đôi mắt đẫm lệ mông lung xuyên qua kẽ các ngón tay, ngơ ngơ ngác ngác, muốn ngủ nhưng không ngủ, tinh thần đã tiều tụy đến cùng cực nhưng ở nơi sâu thẳm nhất trong lòng lại tràn ngập một sự vui sướng, suy nghĩ linh tinh mà thì thầm: “Vân tán thiên minh thùy điểm chuế, thiên dung hải sắc bổn trừng thanh.”
(Trăng sáng, mây tan ai điểm xuyết
Trời cao biển rộng vẫn xanh trong)
Trần Bình An nhắm mắt lại từ từ thiếp đi, khóe môi còn mang nụ cười mỉm, thì thầm nhỏ giọng nói: “Thì ra từ lâu đã không còn dùng thiện ác để phân lòng người nữa, nói ra cũng chỉ có thể cười một tiếng.”
Đây là lần đầu tiên Trần Bình An cảm thấy thoải mái khi ở Thư Giản hồ, cứ thoải mái nằm trong cái vòng tròn lớn mà mình tự vẽ, chẳng kịp lau đi đám chữ than trên bến đò, cứ nằm ngáy o o trên Thanh Hạp đảo, ngủ một giấc ngọt ngào mê mang.
Chẳng biết từ lúc nào.
Có một vị nam tử áo xanh dáng vẻ ngổ ngáo không bị trói buộc và một vị cô nương mặc áo xanh, buộc tóc đuôi ngựa ngày càng động lòng người gần như cùng lúc đi đến bến đò.
Hai người không nói câu nào, thậm chí đến cả ánh mắt cũng chẳng giao nhau.
Người đọc sách kia không ngồi ở Tổ Sư đường Thái Bình sơn chấp bút hồi âm mà đã tự mình đi đến một nơi quê xa xứ lạ, nhặt mảnh than củi của Trần Bình An lên rồi ngồi xổm ở cái vòng tròn đầu tiên bên trái nhất, muốn đặt bút nhưng lại do dự, nhưng chẳng những là không có ảo não mà ngược lại trong mắt hắn, tất cả đều là sự vui vẻ: “Núi cao phía trước, chẳng lẽ muốn một quân tử thư viện năm xưa như ta đây phải đi đường vòng mà qua?”
Còn cô nương áo xanh kia thì đứng thẳng ngoài vòng tròn cuối cùng, ăn miếng bánh mới lấy được từ ven hồ thành Lục Đồng Thư Giản hồ, nói không rõ tiếng: “Xém chút nữa là xác hồn hai nơi mà vẫn chưa nói xong.”



Bạn cần đăng nhập để bình luận