Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1713: Gió Tuyết Dữ Dội (4)

Chương 1713: Gió Tuyết Dữ Dội (4)Chương 1713: Gió Tuyết Dữ Dội (4)
Phẩm bậc của đạo sĩ trong đạo môn cao thấp, nên đạo quan cũng rất tinh tế và có nghiên cứu. Ngoài ra, còn có dòng dõi Long Hổ sơn của Trung Địa Thần Châu, thuộc về các thế lực đạo gia địa phương trong Hạo Nhiên thiên hạ.
Người ta nói rằng lần này góp phần trong việc ngăn chặn ky binh của bọn Đại Ly man rợ ở phía bắc hành quân xuống phía nam, hộ quốc chân nhân đã hô mưa gọi gió trước trận này, rắc đậu thành binh, bảo vệ kinh thành không thất thủ, công lớn vô bờ.
Ngoài những tin tức được viết từ công báo tiên gia trên đảo Liễu Tự, Trần Bình An còn đặc biệt tổ chức một bữa tiệc rượu ở thành Trì Thuỷ, tìm cơ hội để chiêu đãi hai huynh đệ của Cố Xán, người đã chạy nạn đến đây gần một năm, hoàng tử của Thạch Hào quốc Hàn Tĩnh Linh, cùng với Hoàng Hạc, con trai của đại tướng quân biên giới của Thạch Hào quốc.
Mặc dù Hàn Tĩnh Linh là hoàng tử điện hạ của Thạch Hào quốc, một trong những đích tử của bệ hạ, là thiên hoàng quý trụ chính thống, hắn ta đã rời khỏi kinh thành và lập thành phiên vương nhiều năm, nhưng chiến tranh còn chưa nổi lên, hắn ta đã tìm một cái cớ rời khỏi lãnh địa phiên vương của mình, nhanh chóng sơ tán về phía nam, tính tình của hắn ta đại khái như thế nào cũng không khó đoán.
Tuy nhiên, thế sự khó lường, ky binh Đại Ly tiến về phía nam, đi đến nơi đâu ở phía bắc của Thạch Hào quốc ngoan cố thì thường sẽ là cảnh không có một tấc đất nào mọc cỏ nổi, chiến tranh khốc liệt. Trái lại tại vùng đất dưới sự quản lý của Hàn Tĩnh Linh vì có những con rồng không đầu nên lại né tránh qua được một kiếp, không hề có chút thảm họa chiến tranh nào nổ ra. Ở trong địa phản quản lý, Hàn Tĩnh Linh không hiểu sao lại được gán với mỹ danh là "hiền vương". Tuy nhiên, Trần Bình An biết rằng đây đa phần là do nhóm phụ tá phiên vương xung quanh Hàn Tĩnh Linh đã giúp vạch ra kế sách.
Khi Hàn Tĩnh Linh đối mặt với tiên sinh phòng sổ sách nổi tiếng của đảo Thanh Hạp, đương nhiên hắn ta không thể nào biết mà không nói, nói mà không nói hết, chỉ mong sao có thể móc tim gan của mình ra cho Trần tiên sinh, người đã nhiều lần nổi danh ở hồ Thư Giản xem thử. Hoàng Hạc, đích tử của đại tướng quân Thạch Hào quốc đã rời khỏi hồ Thư Giản trước đó, cùng phụ thân mình đang nương nhờ trong ky binh Đại Ly, cùng nhau lên kế hoạch để phò tá Hàn Tĩnh Linh trở thành tân đế của Thạch Hào quốc. Nghe nói bọn họ đều đã gặp được Tô Cao Sơn, cho nên chuyến đi này quay trở lại thành Trì Thuỷ của hồ Thư Giản là để báo tin vui cho Hàn Tĩnh Linh biết.
Trần Bình An không cho bọn họ cơ hội gọi mình là huynh đệ, đương nhiên Hàn Tĩnh Linh và Hoàng Hạc cũng không có cái gan đó. Tuy nhiên, tâm tính của hai người này lại có những khác biệt khá tinh tế: Người đầu tiên gặp rắc rối, tinh thân sẽ suy sụp, còn về việc một khi hắn ta thành công trở thành tân đế của Thạch Hào quốc, là một cảnh tượng như thế nào, liệu hắn ta có hối hận vì lúc đầu đã hèn mòn quỳ gối khom lưng tại bữa tiệc rượu ở thành Trì Thuỷ hay không, chắc là Hàn Tĩnh Linh tạm thời còn chưa nghĩ tới bước đó, nhưng Trần Bình An cũng không quan tâm lắm. Về phần người sau, khi đối mặt với Trần Bình An, trông vẻ mặt của Hoàng Hạc khiêm tốn hơn Hàn Tĩnh Linh, ẩn giấu một tâm tư dường như đang dần dần căng chặt dây cung, bởi vì võ tướng Tô Cao Sơn, ngọn núi sừng sững này của Đại Ly này giống như là viên định tâm đan to lớn dành cho biên quân Hoàng thị của bọn họ vậy. Một ngày nào đó, nếu hắn ta thực sự sánh với được với ngọn núi này, đừng nói đến tên tiểu ma đầu bướng bỉnh ngang ngược Cố Xán, ngay cả Trần Bình An e rằng khi tụ họp lại với nhau một lần nữa cũng phải hành lễ với Hoàng Hạc hắn ta. Trần Bình An chỉ đang im lặng quan sát những động tĩnh nhỏ bé đang rục rịch ngoi dậy trong lòng những người này.
Còn theo công báo của đảo Liễu Tự thì hoàng đế Thạch Hào quốc đã ban hành chiếu chỉ, thông báo cho triều đình và dân chúng, trong đó có 8 chữ: "Kiêu ngạo không phục, xuất quân hại dân" cái quan luận định phụ thân của Hoàng Hạc, người đã từng được tiên đế phong là "Trung Nghị hầu”.
(Cái quan luận định: đậy nắp quan tài mới luận định, ý nói muốn đánh giá ai tốt xấu, công tội thế nào, phải chờ khi người ấy chết đã)
Hoàng Hạc đã uống rượu với Trần Bình An và Hàn Tĩnh Linh mãi nhưng ít nói vô cùng, chỉ khi đề cập đến chuyện này, vẻ mặt có phần kiêu ngạo, nụ cười đầy trên môi, nói rằng sau khi nghe chiếu thư xong, phụ thân hắn ta không hề tức giận, mà chỉ nói "thở dốc, mệt mỏi". Lúc đó Trần Bình An nhìn khuôn mặt trẻ tuổi đầy khí thế, một mình uống một rượu, thấy hắn nâng ly rượu lên, Hàn Tĩnh Linh vội vàng gọi Hoàng Hạc cùng nâng ly uống rượu.
Có mùi vị của hoạt động tập thể hỗ trợ nhau.
Trần Bình An dở khóc dở cười.
Trên bàn rượu như thế này, mẹ nó học vấn tận cùng là cái gì cơ chứ, ngay cả loại rượu ngon nhất cũng không có mùi vị gì.
Sau bữa tiệc mà cả khách và chủ đều có vẻ vui vẻ, nói chuyện ăn uống thỏa thích, Trân Bình An một mình trở lại đảo Thanh Hạp, Trần Bình An lại một lần nữa đánh giá cao Tô Cao Sơn, võ tướng của Đại Ly. Lần trước là vì Đàm Nguyên Nghi đảo Lạp Túc ở trong thế tiến thoái lưỡng nan.
Trần Bình An hồi thân lại.
Thì ra ở tiền điện xuất hiện một bóng vật âm cao lớn mặc áo giáp, có thể lúc sinh thời là một vị hiệu úy trên chiến trường có quan chức.
Vật âm đó bước ra khỏi tiền điện, chân trái vừa bước qua ngưỡng cửa, đã chắp tay nói: “Các vị tiên sư, trước đây chúng ta và thuộc hạ đã có chút mạo phạm, suýt nữa đã làm phiền đến Linh Quan lão gia trong chính điện. Nhờ tiên sư nhắc nhở mà đã đỡ được cho ta rất nhiều."
Nói đến đây, vật âm hiệu úy mặt mày tái nhợt, nở nụ cười buồn bã, thu hai tay lại, theo thói quen đưa tay nắm lấy cán trường dao bên hông.
Dù là áo giáp hay kiếm, đều giống hệt như cơ thể của vật âm, đều là ảo ảnh do muôn vàn chấp niệm lúc còn sống tạo thành.
Bạn cần đăng nhập để bình luận