Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1774 - Tâm Đã Ngộ Ngủ Một Giấc Ở Nơi Bình Yên (7)



Chương 1774 - Tâm Đã Ngộ Ngủ Một Giấc Ở Nơi Bình Yên (7)




Đầu mùa thu năm nay, Tô Cao Sơn đã bắt đầu truy cứu trách nhiệm những chuyện xảy ra trước kia.
Những ngọn núi của hồ Thư Giản do đảo Lạp Túc, đảo Hoàng Ly, Thanh Chủng, Thiên Mụ và các đảo khác dẫn đầu, đều lần lượt đầu hàng Tống thị của Đại Ly, sẵn sàng giao nộp một nửa gia sản, cũng như quyển phổ điệp tổ sư đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tô Cao Sơn tổ chức yến tiệc tại phủ đệ của Phạm thị ở thành Trì Thủy, chỉ là được đặt dưới danh nghĩa của mình, ông ta đã cử một vị võ tướng dưới trướng chỉ tầm tam phẩm và một số tu sĩ tòng quân được điều từ quân ngũ của các nơi khác nhau phụ trách lộ diện đi chiêu đãi quần hùng.
Cho dù một chút mặt mũi thôi mà Tô Cao Sơn cũng không vui lòng cho bọn rắn độc đang ngoan ngoãn ỷ lại vào hồ Thư Giản.
Trần Bình An hoàn toàn không có gì ngạc nhiên.
Trước đó hắn dùng tấm thẻ bài cụng phụng và thái bình vô sự bài của đảo Thanh Hạp để gửi "lời mời" tới kỵ binh của Đại Ly, nói rằng muốn gặp vị chủ tướng, cuối cùng, Tô Cao Sơn đã phản hồi rất dứt khoát, khi hắn ta đích thân nghe thấy lời nói của vị đại tướng quân đó, thì chỉ nói ra có hai chữ "Cút đi".
Chưa kể đến việc máu điên nổi lên hay sẽ nhẫn nhịn, Trần Bình An chỉ có chút bất lực mà thôi.
Về phần đảo Thanh Hạp, đã mất đi Lưu Chí Mậu trấn giữ nhưng cũng không cam lòng chịu thua, với thế lực của Điền Hồ Quân đảo Tố Lân, kim đan Du Cối đứng đầu, cũng như một số tu sĩ kim đan đủ mạnh để hô mưa gọi gió hồ Thư Giản. Thế nhưng trong bữa tiệc tại phủ đệ của Phạm thị ở thành Trì Thuỷ, vị trí của bọn họ đã không ở phía trước nhất, thậm chí còn không bằng đảo Thiên Mụ.
Đây chính là sơn trạch dã tu của hồ Thư Giản. Dám chiến đấu hết mình, có thể thừa nhận thất bại. Khi cục diện tốt đẹp, có thể làm lão tổ tông, khi tình thế xấu đi cũng có thể làm con cháu.
Trần Bình An suy đoán cũng có một ít tu sĩ trên đảo không bằng lòng hai tay dâng hiến một nửa gia sản của mình, tuy nhiên chắc là không cần kỵ binh của Đại Ly và các tu sĩ tòng quân ra tay. Những thế lực bên trong như Đàm Nguyên Nghi của đảo Lạp Túc, cặp đạo lữ kim đan của đảo Hoàng Ly cũng sẽ giúp Tô Cao Sơn giải quyết mọi "rắc rối nhỏ", làm gì cần Tô đại tướng quân phải hao tâm khổ não, bọn họ sẽ vui vẻ giao những cái đầu và tài sản trên đảo đó làm quà biếu cho Tô Cao Sơn mà thôi.
Nhưng nguyên nhân then chốt dẫn đến thành công như đao chém đậu hủ của Tô Cao Sơn ở hồ Thư Giản không chỉ nằm ở chiến tích hiển hách của đoàn kỵ binh của ông ta, mà còn có sự bằng mặt không bằng lòng, gió chiều nào theo chiều nấy của các dã tu trong hồ Thư Giản. Thật ra còn vị chủ tướng Tào Bình với khí thế như chẻ tre cũng đóng vai trò rất quan trọng, đương nhiên điều quan trọng nhất là tin đồn Tống Trường Kinh, phiên vương của Đại Ly sẽ đích thân phò tá một hoàng tử Tống thị đi thị sát vùng biên giới nơi kỵ binh dưới quyền của Tào Bình và vương triều Chu Huỳnh đang đối đầu với nhau.
Trần Bình An đặt tờ công báo xuống.
Hai tay ủ trong tay áo và chìm vào trầm tư.
Hiện tại vẫn chưa có tin tức chính xác Lưu Chí Mậu còn sống hay đã chết
Theo lẽ thường mà nói, chắc là Tô Cao Sơn vẫn sẽ ráng lôi kéo một đại tu sĩ biết đánh giá tình hình hiện tại như Lưu Chí Mậu hơn, huống hồ chi Lưu Chí Mậu còn có thể xem là một nửa người nhà vì đã nương nhờ Đại Ly sớm nhất.
Vấn đề nằm ở nhóm tu sĩ bên ngoài trên đảo Cung Liễu mà Lưu Lão Thành mô tả là "mặt mũi khó ưa", nhưng thân phận của bọn họ vẫn chưa rõ ràng.
Xem ra nhóm người này đang quyết định sự sống chết và vinh nhục của Lưu Chí Mậu rồi, thậm chí ngay cả Lưu Lão Thành cũng chỉ có thể kìm nén mà thừa nhận, khiến Tô Cao Sơn sẽ không thể nào thêu hoa trên gấm vào công trạng của mình, dễ dàng tranh giành được một vị cung phụng Nguyên Anh cho Đại Ly được.
Lai lịch đúng là không tầm thường.
Trần Bình An xoa xoa lông mày.
Chẳng lẽ là Đồng Diệp châu đã bị tổn hại nguyên khí nghiêm trọng? Nghiến răng, hạ quyết tâm và chuyển đến hồ Thư Giản sao?
Nhưng chuyện này đòi hỏi phải trả một cái giá rất rất rất lớn, tu sĩ có thể ồ ạt rầm rộ di chuyển đến châu khác nhưng núi non, không khí đã luân chuyển hàng ngàn năm trong địa phận quản lý của Đồng Diệp tông bọn họ không thể mang theo được.
Khi nói đến cuộc đại di cư giữa hai châu, ngoài linh khí của Động Thiên phúc địa ra có thể nói là những thứ khác đừng có mà mơ đến.
Hơn nữa động tĩnh lớn như vậy, lòng người của Đồng Diệp tông đã sớm phân tán rồi, trong quá trình di cư, hổ sói nhìn chằm chằm, nhất định sẽ cắn xé miệng thịt mỡ, còn nhắc đến đại đạo, cho dù có là một tông môn không thiếu chính khí như Phù Kê tông của Thái Bình sơn, chỉ cần đã quyết định ra tay thì nhất định sẽ không mềm lòng.
Huống hồ chi các tu sĩ của Đồng Diệp châu ai cũng kiêu ngạo cả, đã quen làm Chấp ngưu nhĩ của tiên gia đại châu, liệu bọn họ có thể cam lòng chạy đến Bảo Bình châu nhỏ bé cắm rễ, thậm chí còn có thể phải ăn nhờ ở đậu Tống thị của vương triều thế tục ở Đại Ly?
(Chấp ngưu nhĩ 执牛耳: thời cổ khi các chư hầu lập minh ước, người lập minh sẽ đích thân cắt tai trâu lấy máu để từng người nếm qua. Về sau dùng “chấp ngưu nhĩ” tượng trưng cho ở vào địa vị lãnh đạo một phương diện nào đó, ý là đứng đầu.)
Nếu là Phù Kê tông thì dường như có vẻ hợp lý hơn.
Nhưng hành động của đám tu sĩ đó đối với Lưu Chí Mậu, đặc biệt là “âm mưu nhỏ” bụng giấu cả bồ dao găm của bọn họ dành cho ông ta lại không hợp lý.
Trần Bình An đứng dậy đi tới bên cửa sổ, quán trọ tiên gia này được xây dựng bên bờ sông, tầm nhìn rộng rãi, khung cảnh ngoài cửa sổ là nước sông nhấp nhô, thuyền bè qua lại lọt vào tầm mắt nhỏ bé như những hạt bắp.
Mạng lưới sông ngòi của Mai Dụ quốc đan xen nhau, sông ngòi trải rộng, đây có lẽ là một trong những lý do khiến triều đình dám tử chiến.
Trên sông có một đoàn tàu chiến dài đang chậm rãi đi ngược dòng, tuy nhiên mặt nước mênh mông, cho dù có hàng ngàn người cầm cờ nhưng vẫn chỉ bằng một phần nhỏ của một con tàu chiến khổng lồ.



Bạn cần đăng nhập để bình luận