Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1788 - Tiên Sinh Báo Cáo Trở Về (3)



Chương 1788 - Tiên Sinh Báo Cáo Trở Về (3)




Trần Bình An mỉm cười, nói bằng ngôn ngữ của Đồng Diệp châu: "Cũng may, ta đã từng đi qua Đồng Diệp châu, cũng biết nói ngôn ngữ ở đó, miễn cưỡng có thể phá vỡ chút chướng ngại."
Vị tăng nhân trẻ tuổi tuổi gầy gò khẽ mỉm cười nói: "Thí chủ có biết Đồng Diệp châu có câu nói ‘phái đầu trâu khác’ không?"
Trần Bình An lắc đầu nói: "Ta không biết. Ta có kiến thức rất nông cạn với Phật pháp. Trước đó mấy lần đi du ngoạn cũng chưa từng có cơ hội tiếp xúc với kinh Phật."
Tăng nhân trẻ tuổi tuổi giơ một bàn tay lên trước mặt: “Không biết cũng tốt, trong lòng sẽ không có rào cản.”
Trần Bình An nghĩ thầm trong đầu nhưng lại nhẹ nhàng đè nó xuống.
Suy cho cùng, chuyện khuất phục Tâm Viên là bước ngoặt đại đạo của tăng nhân trước mặt, người ngoài không nên dễ dàng nhắc đến, chỉ muốn hỏi một số nghi vấn trong lòng mà thôi.
Nhưng vị tăng nhân trẻ tuổi tuổi đã mỉm cười nói: “Thí chủ có duyên với Phật pháp, giữa ta và thí chủ cũng có duyên. Vế trước có nhìn thấy bằng mắt thường, vế sau hy vọng có thể gặp được nhau. Chắc chắn là khi thí chủ đi du ngoạn ở phía bắc của Đồng Diệp châu, đã từng đi qua một đỉnh núi, nhìn thấy một tiểu tinh quái này dường như đã mất trí và phát điên, cứ lẩm bẩm không ngừng câu: 'Tâm tư như vậy, làm sao có thể thành Phật được cơ chứ, có đúng hay không?'"
Trần Bình An sửng sốt.
Tăng nhân trẻ tuổi mỉm cười nhẹ nhàng nói: “Đúng rồi.”
Vị Tăng nhân trẻ tuổi tuổi nhìn ra ngoài hang động, như thể nhìn thấy được hàng ngàn dặm bên ngoài một châu, chậm rãi nói: “Ta đã hỏi đúng rồi, ta không thể đưa ra đáp án được.”
Vị tăng nhân trẻ tuổi tiếp tục nói: “Năm đó, trên đường đi lấy kinh, ta vừa là sư phụ, vừa là đệ tử. Toàn thân đã ngũ hóa rồi mà cũng không hề hay biết. Đắm chìm vào trong sự cố chấp của bản thân. Tình cờ ta gặp phải một sơn tinh hang động rất tốt bụng với người khác, ông ta có lòng tốt chỉ đường cho ta, tuy nhiên sau đó lại có sóng gió nổi lên, kết quả là một gậy đánh xuống, giết chết vô số người. Con đường lấy kinh lúc đó thật ra là đã bị đứt gánh nữa rồi, cứ bị đứt hết lần này tới lần khác, không thể nào quay đầu lại. Ta vẫn không biết mình đã đi từ châu này đến châu khác, trải qua vô số gian khổ rồi rời khỏi thiên hạ này, cuối cùng khi đã nhìn thấy vùng Tịnh thổ của Phật quốc, ta lại quay đầu đi về, trong tay và trong lòng chẳng có gì cả.”
Tăng nhân trẻ tuổi thở dài, nhìn về phía Trần Bình An: "Thí chủ cứ hỏi đi."
Trần Bình An chậm rãi nói ra một số vấn đề trong lòng, bao gồm những câu hỏi khó trong kinh Phật và những khó khăn trong cách đối nhân xử thế.
Tăng nhân trẻ tuổi đã sử dụng Phật pháp để giải đáp những khúc mắc của hắn.
Trần Bình An chỉ đọc một vài bộ chính kinh của Phật gia do Thôi Đông Sơn giới thiệu, hắn hoàn toàn không biết gì về sự kế thừa tông phái phức tạp của Phật gia, huống hồ chi hắn cũng không đặc biệt quan tâm đến những thứ đó.
Đơn thuần chỉ là mang theo tâm tư chân thành học hỏi để nghe câu trả lời của vị tăng nhân đi du ngoạn xa đến từ Đồng Diệp châu.
Trong số đó, Trần Bình An bị ấn tượng sâu sắc bởi học thuyết nhân minh.
(Nhân minh là một học thuyết về luận chứng và phản bác của Ấn Độ thời xưa, giống như logic học hiện nay, được Phật giáo truyền vào Trung Quốc。 '因' nhân là căn cứ lập luận, '明' minh là tư tưởng của môn khoa học.)
Hỏi một đáp một, ngoài việc trả lời tăng nhân trẻ tuổi cũng có mở rộng, có một số cách nói của hắn ta có dấu vết rõ ràng của hai giáo Nho và Đạo, cùng với hàng trăm học thuyết, tăng nhân hoàn toàn không hề kiêng kỵ gì.
Khi Trần Bình An không còn thắc mắc gì nữa, vị tăng nhân trẻ tuổi mỉm cười nói: "Đừng sợ hỏi về Phật pháp thì sẽ bỏ Thiền. Đây là sự hiểu lầm của thế gian."
Trần Bình An mỉm cười gật đầu.
Quả thật là hắn tôn trọng Phật pháp, nhưng hắn không thực sự muốn trở thành một tăng nhân.
Sau đó, hắn trò chuyện với vị tăng nhân trẻ tuổi về trải nghiệm của mình ở chùa Tâm Tướng trong Ngẫu Hoa Phúc Địa, đặc biệt là cuộc trò chuyện với lão hòa thượng, hắn đều kể hết từng chuyện cho vị tăng nhân trẻ tuổi nghe.
Tăng nhân chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng hiểu ra điều gì đó, lại hát nhẩm lời Phật.
Cuối cùng, Trần Bình An đứng dậy khỏi nệm, lùi lại một bước, cúi đầu và chắp tay lại với vị tăng nhân trẻ tuổi tuổi: "Ta đã tháo gỡ được khúc mắc rồi."
Vị tăng nhân trẻ tuổi liền đứng dậy, cúi đầu niệm Phật, lẩm bẩm: “Như đi như đến, thần tú thượng tọa.”
Trần Bình An lùi ra khỏi hang động và quay trở lại vách đá theo con đường cũ.
Tăng nhân trẻ tuổi nhìn về phía tấm đệm, lại chắp hai tay lại, lặp lại nửa câu sau: “Thần tú thượng tọa.”
Trần Bình An không hiểu ý nghĩa sâu xa trong đó.
Hắn chỉ nhớ rằng ở quê hương của mình quả thực trên một ngọn núi cao như bức tường lớn, có khắc bốn chữ lớn "Thiên khai thần tú", lúc trước cùng người khác trèo đèo lội suối, đi đến phía bên đó, chỉ là lúc đó nhãn lực của Trần Bình An không tốt lắm, cộng thêm mây mù bao phủ, cho dù ngẩng đầu lên nhìn cũng không thể thấy rõ. Sau đó, chính Ngụy Bách dẫn hắn đi thăm lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Bắc Nhạc thì mới được nhìn thấy. Khi đó hắn cảm thấy lý do khiến Nguyễn sư phụ chọn ngọn núi đó làm bổn sơn để khai tông lập phái là vì trong tên của Nguyễn cô nương có một chữ “Tú”.
Trần Bình An quay trở lại biên giới của Mai Dụ quốc, tìm thấy con ngựa của mình trong núi rừng, sau khi nó nhìn thấy Trần Bình An, nó phi nước đại về phía hắn, vô cùng thân thiết.
Trần Bình An nhẹ nhàng vỗ lưng ngựa và nói đùa: "Ta mới phát hiện ra rằng cả hai chúng ta đều đã gầy đi rồi. Nhưng mà ngươi vẫn ổn, nếu gõ vào bộ xương gầy ở phía trước vẫn còn có âm thanh. Ta mà gọi là gầy trơ xương, không còn bao nhiêu cân thịt nữa, gió mà thổi qua sẽ ngã ngay.”
Hắn xoay người leo lên ngựa, đi thẳng đến hồ Thư Giản.
Một bên hông có đao kiếm, bên hông treo hồ lô dưỡng kiếm.
Chỉ là Trần Bình An bây giờ, đoán chừng nếu như năm xưa hắn như thế này thì đêm ở phủ Tử Dương sẽ không có những kẻ giang hồ hiểm ác đến gõ cửa rồi.
Chẳng trách mà lão kiếm khách giang hồ ở Lưu Hạ quan đã nói không phải tất cả những người mặc áo xanh đều là kiếm tiên.



Bạn cần đăng nhập để bình luận