Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1257: Tụ Tán (7)

Chương 1257: Tụ Tán (7)Chương 1257: Tụ Tán (7)
Chương 1257: Tụ Tán (7)
Một lát sau.
Pháp tướng lưu ly khổng lồ mấy ngàn trượng đã phi thăng rời khỏi mặt đất kia.
Ở "giữa sườn núi" pháp tướng khống lồ như ngọn núi, đã xuất hiện một sợi tơ trắng như tuyết cực kỳ tinh tế, không thể phát hiện, nhỏ như sợi tóc bình thường của nữ tử nhân gian mà thôi.
Thời điểm cách màn trời càng lúc càng gần, bị đứt ngang lưng, thân thể lưu ly năm màu cắt thành hai đoạn, nửa đoạn trên thân thể vẫn bi phẫn lao lên, đưa tay ý đồ nắm lấy chỗ mép quăn của khe hở màn trời, muốn dựa vào nó leo lên, nửa đoạn dưới thân thể nỗ tung vỡ vụn, linh khí quay về thiên địa, còn có hơn mười mảnh vật lưu ly còn sót lại thân thê Phi Thăng cảnh bắn tung tóe đi bốn phương tám hướng, lại trở thành cơ duyên của người khác ở trên đường tu hành.
Tả Hữu đã thu kiếm về bao.
Nửa đoạn trên thân thể của thần nhân lưu ly kia sụp đổ rơi trở lại mặt đất Hạo Nhiên Thiên Ha.
Như một ngôi sao băng sáng lạn bị ăn mòn ở giữa không trung. Tả Hữu ngắng đầu nhìn màn trời chưa khép lại, Tả Hữu thu hồi tầm mắt, hóa cầu vồng đi về phía hải vực rộng lớn giữa Đòng Diệp Châu và Bảo Bình Châu.
Ra biển không bao lâu, bóng người Tả Hữu liền dừng lại.
Lão tú tài hỏi: "Vì sao không phi thăng rời đi?"
Tả Hữu lặng lẽ không lên tiếng.
Hai người cách nhau chỉ bốn năm bước.
Lão tú tài đưa tay chỉ về phía khe hở màn trời chỗ Đỗ Mậu cưỡng ép phi thăng xé ra, giận dữ nói: "Vì sao không mượn cơ hội rời khỏi tòa thiên hạ này? ! Chẳng lẽ ngươi thật muốn sự muốn khảo nghiệm câu nói vô lim sỉ kia, thật sự muốn 'Tả hữu là người chết? !"
Tả Hữu cúi đầu.
Chỉ là lần này lão tú tài không nhảy dựng lên vỗ cho hắn một cái, suy sụp nói: "Đi đi, ta biết ngươi luôn muốn đi Đảo Huyền sơn, đi Kiếm Khí Trường Thành. Đi đi, trời sắp mưa mẹ phải lập gia đình, đệ tử làm đau lòng tiên sinh, đều là những thứ không ngăn được."
Tả Hữu chắp tay nói: "Đệ tử Tả Hữu, bái biệt tiên sinh!"
Lão tú tài phát phát tay, nói không ra lời.
Tả Hữu xoay người, dường như không nỡ, vẫn chưa hóa cầu vòng mà đi, chỉ đi từng bước một.
Tả Hữu nói: "Tiêu sư đệ mà tiên sinh thu nhận, rất tốt."
Lão tú tài hậm hực nói: “Cút cút cút."
Lão tú tài cũng xoay người, tiên sinh và đệ tử, hai người cứ như vậy đưa lưng về nhau, một người đứng tại chỗ, một người từ đây đi xa.
Lão tú tài đột nhiên gãi gãi đầu, tựa như nhớ tới rất nhiều chuyện cũ, lúc ấy mình vẫn là tú tài nghèo, không tiếng tăm gì, cho nên thu đại đệ tử Thôi Sàm, là đứa nhỏ nhà có tiền. Tú tài nghèo thanh liêm, cho nên xấu hồ về chuyện tiền bạc, sau đó đệ tử thứ hai và đệ tử thứ ba không có nhiều tiền, lúc ấy ba đệ tử, thật ra ở với nhau rất tốt, lão thân làm tiên sinh cũng thư thái nhất, về sau, mỗi đứa đều trưởng thành rồi.
Lão tú tài đưa lưng về phía đệ tử thật ra cả đời chưa bao giờ được tiêu sái, đột nhiên vui mừng cười nói: "Sau này đến Kiếm Khí Trường Thành, nhất định phải tiêu sái."
Tạm dừng một chút, lão nhân thấp giọng nói: "Tả Hữu à, thật ra ngươi luyện kiếm tốt, đọc sách còn tốt hơn."
Kiếm tu sải bước rời đi, chỉ để lại một câu cuối cùng ở nhân gian hỗn loạn hắn cực kỳ không thích này: "Là nhờ có tiên sinh dạy giỏi."
Ba mươi Tết viết câu đối xuân đổi câu đối xuân, hiệu thuốc Khôi Trần hôm trước đã mua không ít giấy đỏ câu đối xuân, cửa chính của tiệm bên kia một bộ, với ba gian nhà chính nhà bên phía sau cửa hàng, tổng cộng bốn bộ câu đối xuân.
Trần Bình An, Bùi Tiền, Trịnh Đại Phong và Lô Bạch Tượng mỗi người viết một bức, đều là viết nguyên xi nội dung trong môt quyển câu đối xuân mua ngoài phố, không quá chú trọng vấn đề này.
Trần Bình An viết rất đoan chính, Lô Bạch Tượng viết phiêu dật, còn Trịnh Đại Phong viết cực kỳ không tằm thường, Bùi Tiền xung phong nhận việc nói muốn viết một bức, kết quả bỏ nhiều công phu tâm tư ra viết lại bị người ta ghét bỏ. Chu Liễm cứ đứng đó lắc đầu mãi, ngay cả Ngụy Tiện cũng viết rất tốt, đáng tiếc chỉ sợ hàng so sánh với hàng. Bùi Tiền cũng chột dạ, nào ngờ Tràn Bình An nói cứ để vậy đi, chủ yếu là vui vẻ mà thôi, không cần quá so đo chữ đẹp hay xấu. Bùi Tiền Ngụy Tiện và Tùy Hữu Biên ba người chuyên mua sắm hàng tết này, chịu trách nhiệm di chuyển ghé bắc thang lấy hồ dán ra dán câu đối xuân, Trần Bình An và Trịnh Đại Phong đứng bên cạnh khoa tay múa chân, đứng nói chuyện thì lưng không đau, Bùi Tiền tự nhận mình viết câu đối xuân chưa tốt, nên nhất định phải dán câu đối xuân cho thật cân đối, tiểu nha đầu gầy gò một lòng muốn lập công chuộc tội mò hôi đầy đầu, cuối cùng là Tùy Hữu Biên bắt hai người bọn Trần Bình An và Trịnh Đại Phong câm miệng lại, lúc này Bùi Tiền mới đại công cáo thành được.
Chữ xuân, đều do Trần Bình An viết, chữ phúc là Trịnh Đại Phong viết.
Chu Liễm luôn túc trực dưới bếp để nấu bữa cơm tất niên, bận rộn gần một buổi chiều, Trần Bình An cùng Bùi Tiền giúp rửa thức ăn nhặt rau thái rau, hỗ trợ việc vặt, Tùy Hữu Biên đến cửa phòng bếp đứng một lúc rồi bỏ đi.
Cuối cùng Chu Liễm bưng lên đầy một bàn cơm tất niên chay mặn phối hợp phong phú, sắc hương vị đều đủ, món ăn ngày tết có ngụ ý hàng năm được dư dả là một con cá lón chiên vàng, món chính là một nồi móng giò hầm, Trần Bình An và Bùi Tiền dùng một đôi đũa để tách ra.
Trịnh Đại Phong ngồi ở vị trí chủ nhà, lưng tựa bắc mặt hướng nam, Lô Bạch Tượng và Ngụy Tiện ngồi ở bên trái Trịnh Đại Phong, Tùy Hữu Biên và Bùi Tiền ngồi ở bên phải, Bùi Tiền trộm vui, nói Hữu Biên tỷ tỷ phải ngồi bên phải, kết quả bị Tùy Hữu Biên véo tai, lập tức xin tha.
Trần Bình An và Chu Liễm ngồi ở trên băng ghé gần cửa chính bên kia.
Âm thần họ Triệu sống chết không chịu tham gia, đành phải thôi.
Rượu trên bàn là Quế Hoa Nhưỡng do Phạm gia Quế Hoa đảo sản xuất, hương thơm xộc vào mũi, uống vào thì hương thơm ngọt ngào lưu luyến mãi không thôi.
Trần Bình An thấy Bùi Tiền thèm thuồng, lại bận rộn làm việc cả buổi không nghỉ ngơi, nghĩ dù sao Quế Hoa Nhưỡng không bốc cũng không cay, mới rót cho nó một chén nhỏ, chỉ hai ba ngụm, nhưng cũng nhắc nhở nó sau này cũng chỉ ngày Tết mới được uống rượu, nếu bình thường nếu dám uống trộm, cũng đừng trách bị hắn trừng trị. Bùi Tiền gật đầu như gà con mỗ thóc, trên khuôn mặt ngăm đen đã có thêm chút thịt kia tràn đầy sự ngây thơ cùng niềm vui hạnh phúc mà trẻ con ở tuổi nó nên có.
Trần Bình An khăng khăng nhất định phải là Trịnh Đại Phong gắp miếng đầu: tiên, người khác mới có thể động đũa chạm bát uống rượu, còn bắt Trịnh Đại Phong nâng chén nói vài lời khách sáo, hai ba câu tỏ ý là được.
Vậy mà lại khiến Trịnh Đại Phong xưa nay da mặt dày như thớt cảm thấy bối rối vô cùng, lúng túng hồi lâu mới nói được mấy câu mời mọi người ăn uống thoải mái, tân xuân tiệc nhà mọi sự như ý. Bùi Tiền nhấp một ngụm nhỏ Quế Hoa Nhưỡng, đôi mắt tỏa sáng, trên đời này lại có thứ ngọt lành dễ uống như vậy sao? Xem ra làm người lớn cũng có lợi, khi nó lớn rồi chắc là khi nào muốn uống rượu thì cứ uống thôi.
Bạn cần đăng nhập để bình luận