Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1710: Gió Tuyết Dữ Dội (1)

Chương 1710: Gió Tuyết Dữ Dội (1)Chương 1710: Gió Tuyết Dữ Dội (1)
Khi tuyết tan cực kỳ lạnh lẽo.
Hoặc là đường trên đường chính to lớn lầy lội, hoặc là trên những con đường nhỏ vắng vẻ tích tụ đầy tuyết, khi giãm lên sẽ phát ra tiếng xào xạc.
Hơn nữa theo tính toán của một số tu sĩ địa tiên ở hồ Thư Giản, vào cuối năm nay trên lãnh thổ rộng lớn của hồ Thư Giản sẽ còn có một đợt tuyết rơi dày đặc hơn nữa, đến lúc đó, ngoại trừ hồ Thư Giản ra, trận tuyết rơi dày đặc trăm năm hiếm gặp này cũng sẽ bao gôm cả một số nước chư hầu của vương triều Chu Huỳnh và Thạch Hào quốc, các tu sĩ hồ Thư Giản tự nhiên rất vui mừng khi thấy kết quả, e rằng một số nước chư hầu sẽ phải chịu thiệt hại rồi, chỉ là không biết liệu ba trận tuyết rơi dày đặc sau khi vào đông liệu có vô hình trung sẽ cản trở Tốc độ tiến về phía nam của ky binh Đại Ly hay không, đồng thời cũng đã mang lại cho vương triều Chu Huỳnh lần đầu tiên từ lúc lập quốc đến nay áp dụng chiến lược vườn không nhà trống có nhiều cơ hội để thở hơn.
Chỉ là xu hướng chung dường như không mấy liên quan đến cuộc sống thường ngày ổn định của các tu sĩ trên núi, suy cho cùng thì "thiên hạ" chia làm trên núi và dưới núi.
Trong chính điện của Linh Quan miếu, Tằng Dịch đi đến khu vực xung quanh để lấy củi và đốt lửa trại.
Trần Bình An vẫn mặc một chiếc áo bông dày, không khác gì lúc ở trên đảo Thanh Hạp, chỉ là không còn mang theo kiếm trên lưng nữa mà thay vào đó hắn dựa theo kiểu đao kiếm do Bùi Tiền "sáng tạo ra", tự mình chế một thanh đao trúc treo bên hông cùng với một thanh Đại Phỏng Cừ Hoàng kiếm mua từ phố Viên Khốc Nhai ở thành Trì Thuỷ.
Hai người ăn lương khô, chuyến đi này là lần đầu tiên trong đời Tằng Dịch đi xa, vì vậy so với Trần Bình An lầm lì ít nói, tâm hồn thiếu niên của Tằng Dịch khó tránh khỏi có chút hưng phấn, vượt qua quan ải, giao phổ điệp do tổ đường đảo Thanh Hạp ban hành cho quân lính biên giới của Thạch Hào quốc, những việc này đều khiến Tằng Dịch cảm thấy mới mẻ, chỉ là hắn ta không dám lộ ra. Trong lòng của Trần tiên sinh lo lắng rất nhiều chuyện, Tằng Dịch không phải là kẻ mù, Tằng Dịch vẫn biết một chút đạo lý đối nhân xử.
Hai người gần như không nói lời nào.
Sau khi Trần Bình An ăn khô lương xong, hắn bắt đầu trải bản đồ các châu quận của Thạch Hào quốc, hiện tại phía nam lãnh thổ của Thạch Hào quốc còn khá ổn, chỉ có rải rác ky binh và trinh sát của ky quân Đại Ly đang đi loanh quanh ở đó, Trần Bình An và Tằng Dịch cũng đã gặp qua vài ba lần, nhưng trên thực tế, phía nam vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi khói lửa của chiến tranh cũng đã xuất hiện dấu hiệu của thời kỳ loạn thế, chẳng hạn như miếu Linh Quan nơi hai người bọn họ đang ở chính là một ví dụ.
Đây là ngôi miếu cổ Linh Quan đã lâu không được tu sửa, đã hơi đổ nát, theo lời giải thích của những người dân làng gần đó, lão miếu chúc lo việc nhang đèn đã qua đời vào mùa thu năm nay. Lẽ ra bên phía huyện nha phải chọn ra một miếu chúc mới, thông thường mà nói chỉ cần ứng cử viên có lý lịch trong sạch, và có một đạo sĩ lão gia có phổ điệp giúp ký tên, châu quận cũng sẽ gật đầu mà thôi. Chút chuyện vụn vặt cỏn con này, hoàn toàn không cần làm phiến đến Lễ Bộ ở kinh thành, nhưng khi bọn man di Đại Ly tới, thế đạo hỗn loạn vô cùng, nên không thể lo lắng tới những chuyện này, dù sao triều đình cũng sẽ không trách tội chuyện người dân chạy nạn, sau đó quay trở về quê hương. Tuy nhiên, công việc vô bổ như miếu chúc, cũng tương tự như huyện lệnh lão gia, gánh vác được những chữ "có trách nhiệm bảo vệ đất đai". Huyện nha đã chọn được hai ứng cử viên, mặc dù huyện nha đã lùi một bước lớn, cũng đã thầm nói rõ rằng không cần hai người bọn họ phải tự mình bỏ tiền ra để thiết lập quan hệ với một đạo gia phổ điệp nào chức vụ cao vời nào đó trong huyện, nhưng bọn họ vẫn không muốn nhậm chức, cứ trì hoãn, lần lữa mãi, chắc là đang đợi cho đến khi đám man rợ Đại Ly bao vây kinh thành Thạch Hào quốc rảnh tay rồi đi về phía nam, ngôi miếu Linh Quan lác đác chút hương khói này, sang năm sẽ coi như hoàn toàn không còn chút khói lửa nào nữa cả
Trong thời kỳ loạn lạc.
Người dân bình thường lo cho bản thân còn không xuể, làm gì có thời gian lo đến chuyện vào miếu thắp hương, bản thân ăn no rồi thì mới có thể lo lắng tượng đất sét của thần tiên lão gia có ăn no hay không, cái này là chuyện thường tình của con người.
Trần Bình An giao chiếc rương trúc cho Tằng Dịch đeo trên lưng, bên trong có để những pháp bảo quỷ đạo gán nợ lấy từ mật khố trên đảo Thanh Hạp và bị "hạ ngục" trong Diêm La điện.
Về việc sau đó Du Cối có đến thăm đảo Thanh Hạp, hắn ta đã chủ động bán linh khí thượng thường mô phỏng Lưu ly các cho Trần Bình An, để Trần Bình An tạm thời thu nó vào vật một tấc của mình, rồi một căn nhà có hai mươi gian đủ để nuôi dưỡng các quỷ tướng, hiện tại các linh hồn và âm vật có hồn phách tương đối hoàn chỉnh đều sẽ ở trong đó, ngoại trừ một trong số đó, mười một âm quỷ còn lại đều là những luyện khí sĩ lúc sống có tu vi Trung Ngũ cảnh, đều chết dưới tay Thán Tuyết, lệ khí khá nặng nề, chấp niệm cũng rất sâu.
Tằng Dịch tuy tư chất tu hành tâm thường, tính tình lại khá đần độn, nhưng lại là một thanh niên cao lớn, siêng năng chăm chỉ, trong đôi mắt có sức sống, sau khi rời hồ Thư Giản và đi về phía bắc, Tằng Dịch đã làm được rất nhiều việc.
Tuy nhiên, Trần Bình An cũng không phải là loại tiên sư phổ điệp đã quen với việc quần là áo lượt, ăn cao lương mỹ vị, hắn không cần Tằng Dịch phục vụ, vì vậy hai người bọn họ giống như sư đồ nhưng lại không có danh phận sư đồ, trên quãng đường đi hòa hợp tự nhiên, lần này bọn họ vượt qua quan ải, tiến vào Thạch Hào quốc, cần phải đến thăm tới hơn bốn mươi địa điểm, bao gồm tám châu và hơn hai mươi quận của Thạch Hào quốc. Điều khiến Tằng Dịch đau đầu nhất chính là hơn một nửa số địa điểm đó nằm ở phía bắc của Thạch Hào quốc. Nơi đó đang chiến tranh đang hỗn loạn, nói không chừng còn phải đụng mặt với những kẻ man rợ phía bắc của Đại Ly. Nhưng chỉ cần nghĩ đến Trần tiên sinh là một vị thần tiên, Tằng Dịch lại cảm thấy nhẹ nhõm được đôi chút. Thiếu niên nghèo khổ được đưa đến hồ Thư Giản từ khi còn nhỏ, lớn lên trên đảo Mao Nguyệt. Hắn ta chưa từng đi du lịch cùng với các trưởng bối trong sư môn của mình, cũng chưa bao giờ nếm thử cảm giác "tiên sư trên núi", vẫn còn mang nỗi sợ hãi bẩm sinh đối với triều đình và binh mã.
Bạn cần đăng nhập để bình luận