Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1770 - Tâm Đã Ngộ Ngủ Một Giấc Ở Nơi Bình Yên (3)



Chương 1770 - Tâm Đã Ngộ Ngủ Một Giấc Ở Nơi Bình Yên (3)




Tên cầm đầu bọn mã tặc đã có vẻ hơi động lòng, cầm chén cơm rời khỏi tảng đá dưới sông rồi quay lại nhập hội với nhóm huynh đệ.
Trần Bình An cảm thấy thú vị vô cùng.
Sau khi ăn xong cơm trong chén, Trần Bình An nhón chân bay về phía tảng đá, hắn mặc áo màu xanh, tay áo phấp phới, cứ phóng khoáng như thế đáp xuống bên cạnh đạo sĩ trung niên.
Mã tặc trẻ tuổi suýt chút nữa phun ra một ngụm cơm, kết quả lại bị tên mã tặc cầm đầu tát một bạt tai vào đầu: "Nhìn cái gì mà nhìn? Chưa từng nhìn thấy anh hùng hào kiệt trong giang hồ sao?!"
Trần Bình An ngồi xếp bằng trên tảng đá, cười nói: "Vị đạo trưởng này tại sao lại muốn chết?"
Đạo sĩ trung niên thật ra là một người lương thiện, ông ta nhắm mắt lại, nhẹ giọng nói: "Số mệnh đã định phải chết, đại đạo đã vô vọng, không chết thì còn có thể làm gì nữa?"
Trần Bình An cười nói: "Đạo trưởng có biết có một quyển “Chính kinh' được cả ba giáo Nho, Phật và Đạo vô cùng tôn sùng không? À, chính là cuốn sách cổ được mọi người gọi là quyển kinh đầu tiên của quần chúng đấy, có câu nói là Đại đạo ngũ thập, thiên diễn tứ cửu, nhân độn kỳ nhất?”
(Đại đạo ngũ thập, thiên diễn tứ cửu, nhân độn kỳ nhất: xuất phát từ Kinh Dịch, thiên địa đại đạo có năm mươi nhánh nhưng thiên địa chỉ diễn sinh bốn mươi chín nhánh, thiếu luân hồi đại đạo, nghĩa là Thiên Đạo vốn đã không đầy đủ, mọi thứ đều có một hi vọng sống. )
Người ta thường nói, mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, làm hết mình nghe thiên mệnh, việc đời không có tuyệt đối. “Một” đại biểu cho biến số, không xác định. “Nhân” chính là sinh linh, giống như hiệu ứng cánh bướm, thậm chí một sinh linh, một chuyện nhỏ bé không đáng kể đã có thể ảnh hưởng đến cục diện của thế giới tương lai.”
Đạo sĩ trung niên gật đầu: "Có năm mươi thiên diễn, nhưng trong đó chỉ dùng có bốn mươi chín nhánh, cho nên chúng ta mới nói đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, rồi thiên diễn ra vạn vật."
(Lão Tử viết trong Đạo Đức Kinh “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, tức là nói Đạo là nguồn gốc của vạn vật, như vậy vạn vật xuất phát từ một thể đồng nhất là Đạo.
Trần Bình An nói: "Khi ma chướng ập đến, người tu đạo sẽ vô cùng khó khăn. Cho dù trong tay có hàng triệu hùng binh, cũng khó có thể đánh đuổi được kẻ thù trong lòng."
Đạo sĩ trung niên ngồi dậy, than thở: “Đạo lý ta đều hiểu hết, nhưng ta chỉ là một Động phủ cảnh tư chất tầm thường, làm sao dám hy vọng đại đạo sẽ ở bên ta? Ta thực sự là run rẩy lo sợ, nghĩ tới nghĩ lui, đến cuối cùng vẫn không thể vượt qua được rào cản trong lòng, chỉ có thể đặt hy vọng vào kiếp sau mà thôi.”
Trần Bình An nhìn thoáng qua tên sơn tặc trên núi, gật đầu nói: "Quả là như vậy, muốn đánh đuổi kẻ địch trong núi dễ, thì kẻ địch trong lòng thì lại khó, đều như nhau thôi."
Đạo sĩ trung niên gượng cười nói: "Ta xin nhận lấy lòng tốt của ngươi."
Một đạo sĩ trung niên gầy gò và một chàng trai hốc hác bèo nước gặp nhau ở chốn núi sông.
Hai bên chỉ nói đến đây rồi tạm biệt nhau, không trao đổi thêm gì nữa.
Đám mã tặc như được trút bỏ gánh nặng, đặc biệt là tên mã tặc trẻ tuổi, hắn ta cảm thấy vừa rồi mình đã đi dạo một vòng Quỷ Môn Quan.
Tằng Dịch không thể nào hiểu được tâm tư của vị đạo sĩ trung niên này, sau khi đi ra xa thì hắn ta nhẹ nhàng hỏi: "Trần tiên sinh, trên đời này có người thật sự bằng lòng chờ chết sao?"
Trần Bình An gật đầu nói: "Trên đường tu luyện có đủ loại chuyện kỳ quái. Vị đạo sĩ kia, nếu nói theo lời của Phật gia thì, thì phải tự sát mới có cơ hội bổng hát. Nếu không, bất kể ngươi có là một vị cao tăng, đại đức thì cũng không thể dùng bổng thành Phật ngay lập tức được, mà chỉ khiến người ta ngu ngốc, cứ kêu lên đau đớn. Ừm, hai người các ngươi đã bao giờ nghe nói đến Phật gia công án chưa? Có một vị cao tăng từng nói, trái tim giống như một tấm gương sáng, phải lau chùi thường xuyên tránh để bụi bẩn bám vào. Nhưng một vị khác lại nói: ‘Vốn dĩ chẳng có vật gì là không bám bụi cả? Hai cách nói này, các ngươi cảm thấy cái nào đúng hơn?”
(Bổng hát 棒喝 nghĩa là "Gậy và Quát", là phương thức tiếp dẫn giáo hoá đệ tử của các vị Tổ sư trong Thiền tông. Các vị khi tiếp dẫn người học để lấp tuyệt tư duy hư vọng, hoặc khảo nghiệm cảnh ngộ thì dùng gậy hoặc quát to.)
Tằng Dịch lắc đầu nói: "Ta không hiểu những điều này."
Mã Đốc Nghi cười nói: “Đương nhiên là cái sau đúng hơn rồi.”
Trần Bình An khẽ cảm khái nói: "Ý của Phật gia có thể cái sau đúng hơn, nhưng cái trước lại là một con thuyền mà bất cứ ai trong thế gian mê muội này cũng đều có thể ngồi lên được. Những người muốn tự mình vượt qua thì phải vứt bỏ măng tre trong tay xuống, đứng dậy và lên bờ, cuối cùng bước một bước xuống thuyền thì mới có thể nói rằng mình đã ngộ được ý sau rồi. Dần dần ra là nguồn gốc của sự giác ngộ, thật ra trong đây cũng có trình tự trước sau. Con người ở đời tấm gương trái tim là bị bụi che phủ, nếu không được lau sạch sẽ tích tụ bụi bẩn, ảm đạm mất đi ánh sáng, làm gì có Phật tử nào sinh ra mà trực tiếp đến được bờ bên kia.”
Trần Bình An mỉm cười và bổ sung thêm: "Cả hai câu nói này đều rất hay và đúng. Sở dĩ ta trò chuyện với các ngươi chuyện này vì trước đây khi ta đến Thanh Loan quốc, trên đường ta nghe thấy các sĩ tử nói về Phật pháp, ta rất coi thường lời nói của kẻ trước, chỉ tôn sùng mỗi cái sau, cộng với trong một vài cuốn sách linh tinh ghi chép của văn nhân cũng thích che giấu ý xấu đối với cái trước, ta cảm thấy có chút không ổn mà thôi.”
Mã Đốc Nghi cười nói: “Trước đây rất ít khi nghe Trần tiên sinh nói về Phật gia, nhưng hóa ra đã có xem qua từ lâu rồi. Trần tiên sinh thực sự là người có kiến thức uyên thâm, khiến ta rất khâm phục..."
Mã Đốc Nghi làm mặt quỷ rồi nói: "Không được rồi, bản thân ta cũng không nói tiếp được nữa."
Trần Bình An mỉm cười nói: "Điều này chứng tỏ kỹ năng nịnh nọt của ngươi còn chưa đủ."



Bạn cần đăng nhập để bình luận