Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1628 - Thẳng Thắn Nói Ra Suy Nghĩ Trong Lòng, Biết Thêm Một Chút



Chương 1628 - Thẳng Thắn Nói Ra Suy Nghĩ Trong Lòng, Biết Thêm Một Chút




Trần Bình An đã ăn xong món ăn khuya, sắp xếp hộp cơm gọn gàng xong, hắn mở công báo trong tay ra, bắt đầu xem.
Trên đó viết một vài tin đồn và những câu chuyện lý thú đương thời ở Thư Giản hồ, có tính chất tương tự như những tình báo các đại tướng trấn giữ biên cương dùng kỵ binh đưa thư gửi về quan sở của các vương triều thế tục. Thực tế ban đầu khi đi du lịch lần đầu tiên, khi tới quán trọ Bách Hoa uyển ở Thanh Loan quốc, Trần Bình An đã được nhìn thấy sự kỳ diệu của loại công báo tiên gia này rồi. Ở Thư Giản hồ lâu dần, Trần Bình An cũng nhập gia tùy tục, bảo Cố Xán mua giúp mình một tờ công báo tiên gia, chỉ cần vừa có công báo mới ra lò thì cứ cho người đưa tới phòng hắn.
Trên Cung Liễu đảo, hầu như mỗi ngày đều có chuyện thú vị. Ngày trước xảy ra, ngày thứ hai đã truyền khắp Thư Giản hồ rồi.
Công lao này là nhờ có một nơi gọi là đảo Liễu Nhứ, tu sĩ trên đó, từ đảo chủ đến đệ tử ngoại môn thậm chí là cả tạp dịch đều chẳng thèm tu hành trên đảo, suốt ngày chạy đông chạy tây bên ngoài, làm tất cả các ngành nghề, dựa vào việc thu nhặt kiến thức các mặt rồi cộng thêm một vài tin đồn thất thiệt, dùng tin đó để buôn bán tin tức ngầm, sẵn tiện còn gửi công báo không định kỳ cho một nửa Thư Giản hồ Thanh Hạp đảo và các gia tộc lớn trong bốn thành lớn là Trì Thủy, Vân Lâu, Lục Đồng, Kim Tôn. Nếu chuyện ít thì có thể công báo sẽ chỉ lớn bằng khoanh đậu hủ, giá tiền cũng thấp, giữ nguyên giá gốc là một đồng tiền Tuyết Hoa, nếu như có nhiều chuyện, công báo sẽ to như một kham dư đồ, động một tí là mười mấy đồng tiền Tuyết Hoa.
(kham dư đồ: bản vẽ bức tranh địa lý phong thủy, kết nối những kiến trúc cao to, đẫm mầu sắc truyền kỳ)
Gần nhất, trên công báo chủ yếu là viết về những chuyện của Cung Liễu đảo, cũng có giới thiệu về sự xuất sắc của vài hòn đảo mới nổi và những chuyện thú vị của các đảo lớn lâu năm, ví dụ như lần này lão sư tổ của Bích Kiều đảo ra ngoài du lịch đã mang về một thiếu niên thiên tài tu đạo rất khó lường, trời sinh đã cộng minh với đạo gia phù lục, thêm ví dụ nữa như nữ tu trong am Bộc Bố của Tịch Mai đảo, vốn là cô gái vô danh đột nhiên trưởng thành trong hai năm này, Tịch Mai đảo cũng vì dáng vẻ hoa trong gương trăng trong nước của cô gái này mà mở ra con đường tài lộ, chẳng ngờ đâu chỉ mới một tháng đầu, hào khách đến thưởng thức vẻ phong tình lượn lờ của thiếu nữ kia đã nhiều như mây, tiền thần tiên họ cho cũng quá là nhiều, khiến cho linh khí của Tịch Mai đảo tăng hẳn lên một thành. Còn có Vân Tụ đảo nơi mà gia đạo sa sút, đã yên lặng cả trăm năm kia, một người xuất thân là tạp dịch, vẫn luôn là tu sĩ không được người ta tôn trọng thế mà lại trở thành Địa Tiên Kim Đan tiếp theo sau Điền Hồ Quân của Thanh Hạp đảo, cho nên Vân Tụ đảo vốn chẳng đủ tư cách để tham gia hội minh Cung Liễu đảo mấy ngày nay cứ làm ầm ĩ, bảo phải sắp xếp cho bọn họ một chỗ ngồi, nếu không bất luận ngôi vị quân chủ giang hồ rơi vào nhà nào, chỉ cần Vân Tụ đảo vắng mặt thì đó chính là danh bất chính ngôn bất thuận.
Trần Bình An xem mấy chuyện thú vị của người khác, cảm thấy rất vui vẻ, xem hết một lần lại nhịn không được lướt xem lần hai.
Trên tờ công báo này có một điểm đặc biệt là nữ tu sĩ Tịch Mai đảo, chủ bút của Liễu Nhứ đảo đặc biệt để lại cho nàng một chỗ lớn chừng bàn tay, giống như phương pháp “thác bi” của thuyền gia Đả Tiếu sơn cộng thêm bút pháp phác họa của tu sĩ họa sĩ trên đò ngang mà Trần Bình An đi đến Quế Hoa đảo năm đó, trên công báo này, dung mạo của thiếu nữ sinh động như thật, là gương mặt góc nhìn nghiêng đứng dưới cây hoa mai bên thác nước. Trần Bình An nhìn vài lần, đúng là một cô nương có khí chất động lòng người, không biết có dùng bí thuật đổi da cạo xương của tiên gia để thay đổi dung mạo hay không, nếu như Chu Liễm và lão tiền bối họ Tuân kia ở đây thì chỉ liếc mắt thôi chắc cũng có thể nhìn thấu được.
Trần Bình An mua công báo khá muộn, lúc này thấy được nhiều chuyện kì người quái ở các hòn đảo nhưng hoàn toàn không biết lần Phù Dung sơn gặp thảm họa diệt môn trước đó, tất cả đều có liên quan đến tiên sinh chưởng quỹ đang ở Thanh Hạp đảo là hắn đây, tin tức đó cũng đã mở ra con đường phát tài cho Liễu Nhứ đảo này.
Đương nhiên Liễu Nhứ đảo không dám viết quá lố, đa phần đều là những câu ca tụng, nếu không chỉ sợ Cố Xán mang theo con Đại Nê Thu kia đến quơ tay đập nát Liễu Nhứ đảo. Trong lịch sử, không phải tu sĩ Liễu Nhứ đảo chưa bao giờ chịu thua thiệt. Tính từ lúc sáng lập ra Tổ sư đường, trong thời gian năm trăm năm, họ đã chuyển đất dựng nghiệp tới ba lần, lần thảm thương nhất trong đó thì nguyên khí đại thương, tiền bạc cũng không nhiều, đành phải thuê một địa bàn nhỏ cùng một hòn đảo khác.
Cả ba lần đều là bởi vì phát ngôn vạch tội. Lần đầu tiên là Liễu Nhứ đảo ban đầu, tu sĩ viết bài không biết nặng nhẹ, một tờ công báo đã chọc tức đứa con riêng của quân chủ giang hồ. Lần thứ hai là vào ba trăm năm trước, chọc giận đảo chủ Cung Liễu đảo, thêm mắm dặm muối vào chuyện tình của vị lão thần tiên kia và đệ tử nữ tu, dù tất cả đều là những lời có cánh, dưới tác động của ngòi bút, mọi người đều cực kỳ hâm mộ chuyện sư đồ kết duyên thành thần tiên quyến lữ, nhưng vẫn vậy.
Làm cho Lưu Lão Thành lên tận đảo thăm hỏi, không đánh không giết ai nhưng cũng dọa cho Liễu Nhứ đảo phải chuyển sang đảo khác vào ngay hôm sau, xem như là chuộc tội.
Lần thứ ba chính là Lưu Chí Mậu. Trên công báo không cẩn thận viết đạo hiệu Đoạn Giang chân quân của Lưu Chí Mậu, xuyên tạc thành Đoạn Giang thiên quân, khiến cho trong vòng một đêm, Lưu Chí Mậu trở thành trò cười của cả cái Thư Giản hồ.



Bạn cần đăng nhập để bình luận