Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1611 - Quyền Kiếm Có Thể Buông, Ngắm Nhìn Một Con Đường (4)



Chương 1611 - Quyền Kiếm Có Thể Buông, Ngắm Nhìn Một Con Đường (4)




Khi thật sự nhìn thấy vị cung phụng trẻ tuổi luôn ẩn tàng trong Thanh Hạp đảo kia, thật ra thiếu đảo chủ có hơi thất vọng, nhìn thế nào cũng không giống một cao thủ rành về chém giết, mà ngược lại giống một tiên sinh dạy học trong trường làng ở dưới quê. Thật ra bây giờ các đảo lớn nhỏ quanh Thanh Hạp đảo đều đang âm thần bàn tán về việc này, chỉ là bên Thanh Hạp đảo kia kín miệng như bưng, chẳng truyền ra được chút tin tức có ích nào, chỉ nghe nói người này đã tàn nhẫn đánh Cố Xán tiểu ma đầu hai cái ở trước mặt mọi người nơi Trì Thủy thành, nhưng Cố Xán không đánh trả, mà ngược lại còn đón tiếp bằng lễ, đón đến phủ đệ Xuân Đình. Bây giờ đám bạn bè xấu xa thiếu đảo chủ đều đang đặt cược xem người này có thể sống được mấy ngày, thiếu đảo chủ của Hoa Bình đảo đặt cược hắn phải chết trong vòng một tháng, ai mà không biết đại ma đầu Cố Xán có tiếng là vui giận thất thường, giết người theo tâm trạng? Luyện Khí sĩ của Thư Giản hồ trở thành thức ăn trong bụng con Đại Nê Thu kia đâu phải tất cả đều là kẻ thù có oán cừu đâu, thượng khách Thanh Hạp đảo hay bạn rượu ăn uống linh đình cũng không phải số ít.
Trần Bình An ăn một bữa tiệc ở Hoa Bình đảo, hắn uống rất ít nhưng đối phương lại giống như là gặp được tri kỹ, uống ngàn chén vẫn thấy ít, thiếu đảo chủ nói ra rất nhiều câu thật lòng của người say rượu.
Khi trở lại chiếc đò, Trần Bình An suy nghĩ lại phân lượng hỏa hầu của những lời nói kia, mới biết ở Thư Giản hồ không có đèn sắp cạn dầu, rời khỏi Hoa Bình đảo, dừng thuyền giữa hồ, Trần Bình An lấy bút và giấy ra rồi viết lên đó vài người và vài chuyện.
Mỗi ngày sau đó chính là vừa đi vừa nghỉ như vậy, ngắm nhìn phong cảnh khác nhau và những người khác nhau trên các hòn đảo, cũng có rất nhiều người đóng cửa từ chối tiếp khách, nhã nhặn không cho Trần Bình An lên đảo như đảo Châu Trâm.
Trên tấm bản đồ Thư Giản hồ trong ngực Trần Bình An không ngừng có những hòn đảo bị vẽ vòng tròn lên.
Mỗi ngày trời còn chưa sáng đã chống thuyền rời khỏi Thanh Hạp đảo, đợi khi màn đêm đã dần sâu mới quay lại gian phòng trên Thanh Hạp đảo kia.
Ngoại trừ là nơi hội tụ các sơn trạch dã tu của Bảo Bình châu, Thư Giản hồ còn mạnh ở Vu Phong quỷ đạo, các loại bàng môn tả đạo chưa bao giờ nghe tên nhiều không kể xiết.
Còn có trường hợp giống như vị trên Hoa Bình đảo kia, tu sĩ đều thích xa hoa nhục dục, đắm chìm trong khoảng thời giang mơ màng khoái lạc, trên đường tu đạo, đúc hoa sen vàng lát xuống đất. (Trích từ điển tích Hậu chúa nhà Trần thời Ngũ Đại yêu Phan phi, đúc hoa sen vàng lát xuống đất, bảo đi rồi cười nói rằng: “Mỗi bước chân sinh ra hoa sen”.)
Còn có một hòn đảo tên là Nghiệp thành, đảo chủ xây dựng đấu thú trường, nếu như ai can đảm ném một viên đá vào hung thú thì đó chính là đại tội “phạm thú”, sẽ phải chịu cực hình. Mỗi ngày đều sẽ có tu sĩ của những hòn đảo khác mang đệ tử đã phạm sai lầm trong môn hoặc đệ tử bắt được từ nhà kẻ thù ném vào lồng giam đấu thú trường nổi danh nhất Nghiệp Thành. Nghiệp thành tất nhiên còn có rượu ngon người đẹp để phục vụ tu sĩ bốn phương đến tìm thú vui, thưởng thức hoạt động máu tanh của hung thú trên đảo.
Còn có vị đảo chủ của Y Quan đảo kia, nghe nói đã từng là đại nho của một nước nào đó thuộc tây nam Bảo Bình châu, bây giờ rất thích vơ vét mũ quan nho sinh các nơi để làm bô tiểu tiện.
Có một ngày Trần Bình An đi đến một hòn đảo gọi là Vân Vũ đảo, trên đảo có hai động phủ môn phái tiên gia, đều am hiểu về thuật song tu.
Nhìn thấy Trần Bình An, một môn phái toàn nữ trong đó, bất luận tuổi tác lớn hay nhỏ thì ánh mắt cũng đều lộ ra vẻ đói khát khó kiềm chế, giống như sài lang hổ báo, chỉ là người thanh niên này đang đeo ngọc bài cung phụng của Thanh Hạp đảo bên người, làm cho các nàng không dám làm ẩu quá mức.
Lúc Trần Bình An xuống núi, hắn rung nhẹ một cái, mùi hương của son phấn cứ quanh quẩn quanh pháp bào Kim Lễ cũng tản đi hầu như không còn.
Trần Bình An đi về hướng một hòn đảo nằm dọc đường, cuối cùng cũng nhìn thấy một nhóm thích khách ẩn náu trong giang hồ, có ba người.
Hai thích khách bị Mùng Một và Mười Lăm chia ra quậy nát khí phủ mà vật bản mệnh trú đóng, bị trọng thương rơi xuống nước.
Một vị tu sĩ binh gia chớp thời cơ chen đến, vốn trong lúc hắn cho rằng mình đã nắm chắc được thắng lợi trong tay thì tinh thần đột nhiên trở nên không ổn, bị người thanh niên trông giống con ma bệnh kia đánh rớt vào trong hồ.
Trần Bình An chống thuyền, dùng sào trúc lần lượt kéo ba người lên thuyền để hỏi vài vấn đề, một thích khách trong đó nhân lúc Trần Bình An đang suy nghĩ sâu xa mà đánh lén một lần nữa, cuối cùng bị một quyền hời hợt đánh chết ngắc.
Sau đó, Trần Bình An đưa hai người còn sống và cái thi thể đã lạnh cứng kia đến bờ Vân Lâu thành gần Thư Giản hồ, sau đó một người cõng thi thể, một người lảo đảo lên bờ, còn Trần Bình An chầm chậm quay đầu thuyền từ từ rời khỏi.
Sau nửa canh giờ, hơn mười tên Luyện Khí sĩ ào ào vây giết đến Vân Lâu thành.
Cầm đầu là một kiếm tu thất cảnh.
Bọn họ vây Trần Bình An và con đò ở giữa.
Trần Bình An hỏi tên kiếm tu kia ngươi biết ta là ai, tên là gì không? Bởi vì nghĩa khí với bằng hữu mới đến giết mình hay là đã có thù oán từ lâu với Thanh Hạp đảo?
Kiếm tu thốt ra những câu hào hùng, hắn cũng không thân với hai người kia, chỉ có thể coi là bằng hữu của bằng hữu nhưng đám tu sĩ Thanh Hạp đảo các người, ai trong Thư Giản hồ này cũng có thể giết được.
Trần Bình An do dự một hồi , không dùng đến thanh tiên kiếm trên lưng kia.
Hắn giơ hai ngón tay ra vẽ một tấm bùa chú.
Nhật Dạ Du Thần chân thân phù.
Giết tên kiếm tu thất cảnh và mấy tên nghĩa sĩ xông lên trước nhất kia tại chỗ, lại dùng phi kiếm giết luôn một trong những tên thích khách của nhóm đầu tiên sống sót sau tai nạn kia.



Bạn cần đăng nhập để bình luận