Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1780 - Trăng Sáng Ở Trên Bầu Trời (5)



Chương 1780 - Trăng Sáng Ở Trên Bầu Trời (5)




Mã Đốc Nghi rất khó chịu, lần đầu tiên nàng ta muốn nhờ Trần tiên sinh cất lá bùa bằng giấy da cáo này vào trong tay áo, thu nàng ta vào tay áo, như thế thì nàng ta có thể mắt không nhìn thấy, không bực bội, tai không nghe thấy không phiền lòng.
Nếu không phải thư sinh đó cũng coi như chưa vứt bỏ sạch sẽ sự nho nhã của người đọc sách, từ đầu đến cuối cũng không mặt dày tự mình giới thiệu gia môn, khoe khoang bối cảnh thế gia của mình, thì có lẽ Mã Đốc Nghi đã lớn giọng chửi bới, bảo thư sinh đó thu lại một bụng những suy nghĩ linh tinh đi rồi.
Thư sinh này rõ ràng là con cháu của thế tộc Mai Dụ quốc, nếu không thì trong lời nói của hắn ta sẽ không lộ ra niềm tự hào khi mới ở độ tuổi đôi mươi đã đỗ trạng nguyên, rồi sau ba năm đã trải qua tại Hàn Lâm viện và Hộ bộ nha môn ở kinh thành, hắn ta được cử đến một nơi khác để làm quan, những nhiều biện pháp khác nhau hắn ta đã làm để sửa chữa lại những tệ nạn chốn quan trường trong huyện.
Hắn ta thực lòng muốn trở thành một vị quan tốt, đạt được danh tiếng như Thanh Thiên đại lão gia.
Đáng tiếc sau khi bị cách chức, đừng nói đến việc có thể làm ô che cho dân chúng, hắn ta chỉ mang những tiếng xấu bị người ta chửi rủa, thuộc hạ ở huyện nha thầm mắng sau lưng hắn ta là người cổ hủ, không biết làm thế nào để tranh giành được một chút lợi ích cho nha môn, chỉ mải mê chuốc thêm phiền phức cho bọn họ, hào môn địa phương cũng mắng hắn ta không am hiểu việc đời, người dân cũng mắng hắn ta mua danh cầu lợi, hao tiền tốn của của dân chúng.
Một ngày nọ, khi đang kể đến chuyện đau lòng của mình, lại uống quá nhiều rượu, người thư sinh mắt rưng rưng, không còn buồn giả vờ văn hào minh sĩ với Mã Đốc Nghi nữa.
Trần Bình An cũng không nói gì nhiều.
Chỉ nói sơ qua về quan điểm của mình về quan thanh liêm và quan tốt, đại khái nói đến lợi ích của quan thanh liêm và chỗ khó khăn của một vị quan tốt.
Thư sinh nghe xong, đang say bí tỉ, tức giận vô cùng, nói rằng trong chốn quan trường mà không biết “hòa quang đồng trần” thì đã không thể chấp nhận được rồi, nếu còn muốn cùng làm bậy với bọn họ, vậy thì còn làm thư sinh, làm quan cái gì nữa? Một thư sinh thật sự thì nên dựa vào tài năng, học vấn thật sự của mình, từng bước tiến vào trung tâm trọng điểm, sau đó tẩy sạch đục khí, đây mới có thể coi là tu thân trị quốc, nếu không thì hãy dứt khoát thôi làm quan, có lỗi với những đạo lý thánh hiền trong sách.
(Hòa quang đồng trần vốn xuất xứ từ lời dạy của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh: “Hòa kỳ quang, đồng kỳ trần, hòa với ánh sáng ấy, đồng với bụi trần ấy; nghĩa là che bớt ánh sáng (hòa quang), hòa đồng với trần tục (đồng trần), ý chỉ con người cần khiêm tốn, che bớt ánh sáng, hào quang, tính cá nhân của mình lại để hòa mình vào trần thế, giúp đời, giúp người, đóng góp cho cuộc sống, cho xã hội. )
Trần Bình An mỉm cười và nói có lý.
Không hề cho thêm một lời khuyên nào cả.
Không phải Trần Bình An cảm thấy đạo lý hắn ta nói không đúng, cũng không phải là vì suy nghĩ của thư sinh quá ấu trĩ, ngây thơ, mà chuyện phiền lòng của những thư sinh như vậy, Trần Bình An đã tận mắt nhìn thấy rồi.
Ngô Diên, người mang danh đệ tử của quốc sư, lúc trước khi ở Long Tuyền sau khi đảm nhận chức huyện lệnh, gặp trở ngại ở mọi nơi, chẳng lẽ những gia tộc lớn đó không sợ Thôi Sàm sao?
Nhưng chính vì những lời từ chối khéo léo, những chiếc đinh mềm mại xinh đẹp được lén lút chôn trong và ngoài nha thự đã khiến Ngô Diên sứt đầu mẻ trán, con đường làm quan không thuận lợi, cuối cùng hắn ta phải “chuyển ra” một thị trấn nhỏ, nhường chỗ cho đích tử của hai họ Viên Tào. Theo việc Long Tuyền được thăng từ huyện lên quận, tất nhiên Ngô Diên cũng thuận thế được thăng chức từ huyện lệnh lên thành quận thủ, nhưng Trần Bình An dám khẳng định rằng ấn tượng của Ngô Diên đối với triều đình Đại Ly đã giảm xuống tận đáy rồi, người có lai lịch và hậu thuẫn, muốn thuận buồm xuôi gió một thời gian không hề khó, nhưng đã định sẵn rằng sẽ không thể thuận buồm xuôi gió cả đời, những khó khăn, vất vả trong đó, cho dù là người giàu hay con cháu nhà quyền thế, họ vẫn sẽ cảm thấy khó khăn và khốn đốn như thế.
Trên thực tế, khi đó Ngô Diên quả thật cũng đã từng nói một vài từ tận đáy lòng của mình với một người con cháu của gia đình hào tộc ở kinh thành, nói rõ với văn bí thư lang rằng hắn muốn yêu cầu mọi người viết một bức hoành cho miếu Văn Võ, hoặc là làm phiền gia tộc phá vỡ thế cục bế tắc hai bên khác biệt ở Long Tuyền. Tình nghĩa hương khói không chỉ giữa bằng hữu với nhau mà cho dù ở trong nội bộ gia tộc sẽ bị lợi dụng, vì vậy đừng sử dụng bừa bãi.
Nếu hôm nay Trần Bình An nghe được những lời này, nói không chừng hắn sẽ muốn mời Ngô Diên cùng ngồi xuống, uống một bữa đàng hoàng, chỉ dựa vào một câu này thôi cũng đã đủ một bình rượu ngon rồi.
Tại Ngẫu Hoa Phúc Địa, Trần Bình An đã chứng kiến rất nhiều quan thần tử trâm anh nhiều thế hệ, đến khi trở thành quan ở các địa phương, bọn họ đều tự nghĩ mình có thể làm được. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người đã đi từ chỗ vinh quang đến u ám, rồi đến nơi hoàn toàn tối tăm tĩnh mịch. Trong khoảng thời gian này, bọn họ cũng đi qua rất nhiều con đường tắt phá hủy quy tắc, sau khi giành được lợi ích nhất thời, các quan viên địa phương cũng sẽ nhẫn nhịn chịu thiệt một chút, nhưng bọn họ thường âm thầm phản pháo lại, càng ngày càng trở nên thù địch với những con cháu quan gia đến từ kinh thành, càng lúc càng bài xích tập thể, thủ đoạn cũng dần thuần thục nham hiểm hơn, trêu chọc chúng như những kẻ ngốc.
Vì vậy, hiện tại Trần Bình An đang rất nghi kỵ Tô Cao Sơn, một người đã từ một kẻ chân bùn trở thành một đại tướng trong quân đội, nhưng ông ta cũng sẽ không đánh giá thấp Tào Bình mang dòng họ Tào cao quý ngay từ giai đoạn khởi đầu đã được ông trời ưu ái.
Mã Đốc Nghi tức giận thừa sống thiếu chiếu, không bao lâu sau, đến lúc không thể nhẫn nhịn được nữa, cô định nói chuyện, nhưng Trần Bình An lại lắc đầu ra hiệu đừng nói.



Bạn cần đăng nhập để bình luận