Kiếm Lai (Bản Dịch Thứ 2)

Chương 1387 - Giỏ Trúc Múc Nước Vớt Trăng Sáng (3)



Chương 1387 - Giỏ Trúc Múc Nước Vớt Trăng Sáng (3)




Trần Bình An nhìn một già một trẻ đùa giỡn, nhắc nhở: “Chúng ta ở kinh thành mua xong thứ cảm thấy hứng thú, lại đi dạo một ít danh thắng cổ tích, nhiều nhất nán lại thêm hai ngày thì đi bến đò tiên gia phía đông Thanh Loan quốc, trực tiếp đi thư viện Sơn Nhai Đại Tùy.”
Chu Liễm vừa tránh né Bùi Tiền, vừa cười gật đầu, “Lão nô đương nhiên không cần thiếu gia lo lắng, chỉ sợ nha đầu này coi trời bằng vung, như con ngựa hoang thoát cương, đến lúc đó tựa như chiếc xe trâu kia cắm đầu lao vào hồ cỏ lau...”
Bùi Tiền cả giận nói: “Chu Liễm, ngươi luôn miệng quạ đen như vậy, ta thực sự sẽ không khách khí với ngươi nữa nha!”
Chu Liễm đang muốn đùa vài câu nha đầu than đen, nào ngờ Trần Bình An nói: “Là đừng miệng quạ đen.”
Chu Liễm lập tức gật đầu nói: “Thiếu gia dạy bảo đúng.”
Bùi Tiền ngồi, một tay ôm bụng, một tay chỉ vào Chu Liễm, cuối cùng bắt được cơ hội báo thù một mũi tên, cười ha ha nói: “Còn không biết xấu hổ nói ta thấy gió ngã tay chèo. Lão đầu bếp, ngươi thôi đi nha.”
Chu Liễm nghiêm trang nói: “Ngươi làm vậy gọi là cỏ đầu tường, ta thế này gọi là kẻ thức thời trang tuấn kiệt, tuấn của anh tuấn, tuấn của tuấn tú.”
Bùi Tiền chớp chớp mắt, tò mò hỏi: “Sư phụ nói ngươi ở Ngẫu Hoa phúc địa chúng ta từng là một vị công tử ca tuấn mỹ vô song?”
Không đợi Chu Liễm thao thao bất tuyệt nói một câu công tích vĩ đại năm đó, Bùi Tiền đã hai tay ôm bụng cười, đầu đập ở trên bàn, “Ngươi thôi đi nha, mắc cười chết mất, ai u, đau bụng quá...”
Chu Liễm nhìn thấy Trần Bình An cũng đang nhịn cười, cảm thấy có chút phiền muộn.
————
Lúc tranh luận phật đạo sắp hạ màn, tại một biệt cung nghỉ hè ngoại ô kinh thành Thanh Loan quốc, Đường thị hoàng đế lặng yên đích thân tới. Có khách quý đại giá quang lâm, Đường Lê tuy là quân chủ nhân gian, vẫn không tiện chậm trễ.
Bởi vì người tới là một vị lão nhân đức cao vọng trọng của Vân Lâm Khương thị, cũng là một vị lão thần tiên thượng ngũ cảnh như Định Hải Thần Châm, còn là đại tiên sinh phụ trách truyền thụ học vấn cho toàn bộ con em Vân Lâm Khương thị, tên là Khương Mậu.
Ngoài ra, còn có đích nữ Khương thị sau khi gả vào Phù gia Lão Long thành, lần đầu về thăm nhà, cùng với một vị giáo tập ma ma Khương thị theo nàng cùng nhau rời khỏi, có lời đồn đây là vị Nguyên Anh kiếm tu sát lực đáng sợ.
Bên cạnh Đường Lê có hai người đi theo, một vị lão nhân hoàng thất có thể khiến hắn an tâm uỷ quyền, Đường Trọng, dựa theo bối phận, thật ra xem như thúc thúc của hoàng đế Đường Lê, thường xuyên viết thư tranh luận cãi vã qua lại cùng lão thị lang Liễu Kính Đình, những bức thư đó, Đường Lê thật ra đều từng xem qua.
Tiếp đó chính là một vị lão giả mũi ưng, số một trong toàn bộ gia phả tiên sư Thanh Loan quốc, Chu Linh Chi, rất nhiều người đều đã quên vị lão tiên sư xuất thân sơn trạch dã tu này, nhưng phụ tá hoàng đế Đường thị đã ba thế hệ rồi, tuy nói thanh danh không tốt lắm, chỉ là Đường Lê sinh trưởng ở nhà đế vương, tầm nhìn có thể đạt được là giang sơn nhất thống, quốc tộ vạn năm, nào tính toán những dị nghị không đau không ngứa kia.
Thấy vị lão thần tiên Vân Lâm Khương thị kia, Đường Lê vị quân chủ Thanh Loan quốc này tuy đang không được hòa nhã đối với tiên sư trên núi địa bàn nhà mình, cũng phải giữ lễ vãn bối cung kính đối đãi.
Hai bên chia ra ngồi đối mặt nhau.
Tựa như cố ý chẳng phân biệt chủ khách, càng không có quân chủ gì.
Lão nhân cũng không phải loại ra vẻ như trong ấn tượng của mình, giọng nói ấm áp.
Đường Lê bảo quan viên Lễ bộ đưa lên cho Khương Mậu một xấp lớn hồ sơ, cùng một ít bức họa cuộn tròn lấy thủ pháp thác bia của tiên gia ghi lại, là quan viên trẻ tuổi Lễ bộ tướng mạo đoan chính, mồm miệng lanh lợi, lúc Khương Mậu tùy tay lật xem hồ sơ và bức họa cuộn tròn, vị Lễ bộ viên ngoại lang này liền báo cáo cho lão thần tiên Khương thị quá trình tranh luận phật đạo, chỗ chi tiết chỗ lướt qua thích đáng, chỉ nói tỉ mỉ ở những chỗ phấn khích, kinh tâm động phách, hơn nữa nói rõ ràng lưu loát, hơn nữa đối mặt một vị tu sĩ thượng ngũ cảnh trong truyền thuyết, không kiêu không nịnh, ngẫu nhiên có hỏi đáp, ứng đối khéo, khiến hoàng đế bệ hạ rất nở mày nở mặt.
Cho nên Đường Lê rất hài lòng, nghiêng người, nhìn về phía thúc thúc Đường Trọng.
Người sau nhẹ nhàng giới thiệu: “Lễ bộ nghi chế thanh lại ti Tống Sơn Khê, con em Tống thị Thanh Tùng quận, bảng nhãn thu khôi năm thứ hai.”
Đường Lê nói: “Lần sau kinh khảo, có thể cất nhắc chút.”
Đường Trọng cười gật đầu.
Đường Lê đột nhiên hỏi: “Vi đô đốc sao hôm nay không có mặt?”
Đường Trọng giải thích: “Vi đô đốc và một vị con em Khương thị tên là Khương Uẩn có quan hệ tốt, Khương Uẩn cùng tỷ tỷ gặp lại ở đây, liền kéo Vi đô đốc theo.”
Lão giả Chu Linh Chi, tiên sư đệ nhất nhân Thanh Loan quốc trên danh nghĩa, đứng ở một bên sau khi nghe được hoàng đế bệ hạ dùng “Vi đô đốc” để xưng hô Vi Lượng, mí mắt run nhè nhẹ một phen.
Vùng bản đồ đông nam Bảo Bình Châu, người đời chỉ biết trung bộ Thanh Loan quốc có Vi gia đại đô đốc thừa kế, nhiều thế hệ dòng độc đinh, nhưng hương khói truyền thừa hữu kinh vô hiểm, thuận thuận lợi lợi.
Thanh Loan quốc Đường thị thái tổ lập nước tới nay, hoàng đế bệ hạ cũng thay đổi nhiều như vậy, trái lại Vi đại đô đốc từ trước tới sau là một người.
Vi Lượng thâm tàng bất lộ hơn nữa sâu xa cực kỳ thâm hậu với Đường thị này, chính là người Chu Linh Chi kiêng kị nhất ở Thanh Loan quốc, không có ‘một trong những’.
Khương Mậu tu sĩ Ngọc Phác cảnh ở sau khi nhìn xong nghe xong, cười hỏi: “Nghe nói Sư Tử Viên Liễu Thanh Sơn, sau khi lâm thời được gia nhập khảo nghiệm, biểu hiện cực kỳ xuất sắc, trừ văn tự ghi lại, có bức họa cuộn tròn có thể quan sát hay không?”



Bạn cần đăng nhập để bình luận