Hiệp Đạo Xuyên Đường Triều

Chương 879.2: Hiền giả lục học

.Viên Công Du? Lưu Yến Khách? Trưởng Tôn Vô Kỵ đột nhiên nhíu mày, trong mắt lộ ra một tia nghi hoặc, nhưng chỉ thoáng qua, cười ha hả nói: - Trước đây khi bệ hạ muốn phế Vương lập Võ, lão phu và Đăng Thiện cũng đều cho rằng việc này là không thể nào, nhưng kết quả thế nào? Mà mấu chốt của bàn cờ là ở chỗ nó phức tạp dị thường. Đây không đơn giản chỉ là cuộc đấu tranh sĩ thứ, trong này gần như đã bao gồm cả đấu tranh các phương diện, trên thì quân vương ngoại thích, dưới thì lê dân bách tính, cũng chính là vì như vậy, các bên thế lực tuy có mạnh yếu, nhưng đều phải đối mặt với khốn cảnh rút dây động rừng, điều này sẽ triệt tiêu ưu thế của bọn họ. Nhìn qua, Hàn Nghệ có vẻ như đối mặt với quân địch bốn phía, nhưng thực ra hắn là người chiếm ưu thế cực lớn, cho nên, nếu như Hàn Nghệ giành thắng lợi cuối cùng, lão phu cũng sẽ không thấy kinh ngạc gì.
.Hàn Viện, Lai Tể nghi hoặc liếc nhìn Trưởng Tôn Vô Kỵ, không hiểu lời này của Trưởng Tôn Vô Kỵ lắm, trận doanh này phân định rõ ràng như vậy, sao lại nói phức tạp, đơn giản chính là đấu tranh sĩ thứ a!
.Đúng lúc này, một nam tử trung niên ăn mặc kiểu quản gia bước nhanh vào, nói: - Lão gia, Đại Đường nhật báo mới đã ra rồi.
.- Ồ.
.Trưởng Tôn Vô Kỵ chau mày, nói: - Mau cầm đến cho ta.
.- Vâng.
.Trưởng Tôn Vô Kỵ cầm lấy tờ báo, mở ra đọc, kinh ngạc nói:
.- Hiền giả lục học.
.Không phải quân tử lục nghệ sao?
.Hàn Viện, Lai Tể nghe vậy cũng rất tò mò, vội vàng đứng dậy, đi đến bên cạnh Trưởng Tôn Vô Kỵ liếc xem, cũng không khỏi có vẻ sửng sốt.
.Hiền giả lục học, chính là tất cả nội dung của Đại Đường nhật báo hôm nay.
.Cái gọi là "Hiền giả lục học" bao gồm, nông học, y học, công học, toán học, khoa học, kinh tế học.
.Mở đầu vẫn là trích dẫn tinh thần nghiên cứu đến cùng để biết nguồn gốc của sự vật của Nho gia, luận chứng tri thức là không phân sang hèn, cùng với tính quan trọng của mỗi một điểm tri thức đều là bình đẳng.
.Hàn Nghệ lại mượn luận cống hiến của mình, dẫn ra "hiền giả lục học" này, và còn nhất nhất luận chứng lợi ích của lục học đối với bách tính và quốc gia, những điều này đều rất dễ luận chứng a, bởi vì mỗi một môn học thuật trong lục học đều tương quan mật thiết với cuộc sống của bách tính. Hơn nữa ngươi cũng dễ phản đối lắm, sự xuất hiện của nông học là để cho bách tính trồng ra thêm nhiều lương thực chất lượng tốt, công học là để xây dựng tu sửa thủy lợi, phát triển nông cụ và vũ khí, y học là để cứu người, có quốc gia nào không cần đến kinh tế học, ngươi lấy gì để phản đối những thứ này?
.Quân tử có lục nghệ, hiền giả có lục học.
.Hơn nữa Hàn Nghệ còn trình bày tư tưởng mới, chủ trương mới của mình thành sự bổ sung hoàn mỹ của Nho học, và còn định nghĩa là Tân Nho học.
.Từ đầu đến cuối hắn không thể tách rời tư tưởng Nho gia, bởi vì căn cứ theo nhân tính mà nói, đặc biệt là nhân tính của Trung Quốc cổ đại, bọn họ có ý thức bài xích rất mạnh đối với sự vật mới, so sánh với triều Đường còn tốt hơn rất nhiều, dù sao cũng thoải mái, nhưng Nho học đã đi vào lòng người, nếu như tư tưởng của Hàn Nghệ là một bộ phận của Nho học, vậy thì bách tính sẽ tiếp nhận vô cùng nhanh chóng, vừa nghe là đã cao lớn rồi, nếu nói thành một cái tên mới, vậy thì đúng là Ngu công dời núi, phải cần khoảng thời gian rất dài rất dài mới có thể được bách tính tiếp nhận, có thể còn bị coi là tà môn ngoại đại, hơn nữa trong hàn môn cũng có rất nhiều nho sinh, hắn phải cho những người này một lý do để ủng hộ hắn, hắn vẫn phải đi đường lối thác cổ cải chế.
.Mà chủ trương của Khổng Tử chủ yếu là thể hiện ở hai phương diện chính trị và tư tưởng, hai phương diện này đều không thể trực tiếp sản sinh ra lợi ích thực tế, là một chủ nghĩa lý tưởng, còn Hàn Nghệ đề xướng chính là lợi ích thực tế, là nhìn được, sờ được, Khổng Tử đề xướng phải phát triển nông nghiệp, nhưng nếu cố gắng cày cấy cũng không thể nuôi sống bản thân, vậy thì phải làm sao? Phát triển nông học, lợi dụng sức mạnh của tri thức, tranh thủ đề cao sản lượng nông vật, đây chính là sự bổ sung hoàn mỹ.
.Hàn Nghệ muốn làm Khổng Tử, có chủ trương và tư tưởng vẫn không đủ, ngươi phải đi nói cho bách tính biết cụ thể nên làm như thế nào, ngươi không thể chỉ nói suông, Khổng Tử ông ấy cũng không phải há miệng là nói, ông ấy cũng có giáo hóa tư tưởng và lễ pháp của ông ấy, Hàn Nghệ chính là sao chép lại, "hiền giả lục học" này chính là khái quát cụ thể tư tưởng của Hàn Nghệ.
."Hiền giả lục học" này vừa mới ra đã lập tức nhận được một loạt tràng vỗ tay tán thưởng của hàn môn.
.Thật ra bọn họ hơn phân nửa đều không hiểu lục học này lắm, nhưng không sao, bởi vì hiểu từ mặt chữ, đây chính là điểm mạnh của hàn môn, tuy nói hàn môn được nói đến không phải là lão bách tính, là một số quan cấp thấp viên thân ở triều đình, nhưng cũng bồi hồi đứng bên ngoài trung tâm quyền lực, nhưng rất nhiều hàn môn xuất hết sức bần hàn, bọn họ là con cái của địa chủ gia, nông gia, thông qua thi cử lên làm chức quan nhỏ, nhưng nói đến cùng thì trồng trọt, rèn sắt này vẫn là nghề vốn có của hàn môn, quý tộc sinh ra đã là quan, hàn môn trong lòng cũng hiểu, nếu như đấu văn chương, bọn họ không đấu nổi với sĩ tộc, sĩ tộc mục nát đến mức nào, dù sao căn cơ cũng vẫn ở đó, từ nhỏ có danh sư dạy bảo, điều kiện cơ bản đã kém quá nhiều rồi.
.Nhưng nếu thi trồng trọt, sĩ tộc các ngươi cùng xông lên cũng không phải đối thủ của hàn môn a.
.Nếu nói sau này dựa vào hiền giả lục học có thể làm quan, vậy thì sẽ nâng cao địa vị xã hội của hàn môn cực lớn, đem lại cho bách tính rất nhiều rất nhiều cơ hội, thế lực của hàn môn sẽ được tăng lên cực lớn.
.Nếu không tán đồng thì đúng là thành lợn hết rồi.
.Thật ra hiền giả lục học này không những là một sự bổ sung hoàn mỹ đối với Nho học, mà càng lại một sự bổ sung hoàn mỹ đối với dân tộc Hoa Hạ, lục học này gần như không trùng lặp với bất cứ học phái nào hiện nay, là một thứ hoàn toàn mới, nhưng mà, mỗi một học phái đều có đề cập đến tri thức của lục học này, chỉ là không hình thành một hệ thống, đây chính là lý do sức mạnh khoa học của Trung Quốc luôn không phát triển lên được, chính là bởi vì không có tính hệ thống, không có kế thừa, đông một khối, tây một khối, không giống như Nho học.
.Nhưng nói đi nói lại, nhất trí tán thành cũng không phải là chuyện tốt, tờ báo không có tranh luận thì tuyệt đối không phải một tờ báo hay.
.Vậy nhưng tranh luận của Đại Đường nhật báo kỳ này lại nằm ở khung hình phía sau.
.Cũng chính là Đại Đường nhật báo công bố bảng top 10 cống hiến do mình bình chọn ra.
.Đứng thứ nhất, Khổng Tử. Điều này không có vấn đề.
.Đứng thứ hai, Lão Tử, điều này hơi có chút vấn đề, mấu chốt chính là vấn đề Lão Tử, Khổng Tử ai mạnh, nhưng ông nói ông có lý, bà nói bà có lý, nếu muốn xếp hạng, cũng phải có một người xếp thứ nhất.
.Tranh luận quan trọng, chính là ở vị trí thứ ba, Thái Luân.
.Thái Luân chỉ là một tên hoạn quan, xuất thân cũng cực kỳ bần hàn, con trai của thợ rèn, thành tựu lớn nhất là đã phát minh ra giấy. Quan trọng vẫn phải xem bên dưới hắn ta là ai. Đứng thứ tư, Lý Khôi, nhân vật đại diện của Pháp gia, người sáng lập bộ "Pháp kinh" đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Sao Thái Luân lại chạy lên trước Mặc Tử, chuyện này không thể tưởng tượng nổi, chỉ dựa vào cái tên này, tất cả mọi người đều đã đáp sai.
.Vậy nhưng, từ chỗ này chính là đường ranh giới, toàn bộ bên dưới đều bao hàm tranh luận, đứng thứ năm, Mặc Tử, người sáng lập Mặc gia. Đứng thứ sáu, Tôn Tử, nhà quân sự học đại danh đỉnh đỉnh, "Binh pháp Tôn Tử" đặt ở bất cứ thời đại nào, bất cứ quốc gia nào cũng thích hợp để dung, quả thực chính là Quỷ hoa bảo điển của binh gia. Đứng thứ bảy, Trương Trọng Cảnh, nhà y học nổi tiếng, truyền lại đời sau "Thương hàn tạp bệnh luận". Xếp thứ tám, Trương Khiên, nhà ngoại giao nổi tiếng. Xếp thứ chín, Mạnh Tử. Mạnh Tử Mạnh Tử, ngươi xếp Mạnh Tử thứ chín, đây đúng là gây sốc a! Vị trí thứ mười, vẫn là một thái giám, nhà sử học nổi danh Tư Mã Thiên.
Bạn cần đăng nhập để bình luận