Hiệp Đạo Xuyên Đường Triều

Chương 517.2: Cuộc thi hùng biện (hạ)

.(¯`'•. ¸ (¯`'•. ¸† Nhóm dịch dịch Nghĩa Hiệp †¸. •'´¯) ¸. •'´¯)
.Lý Trị nghe mà thấy hiếu kỳ ghê, hỏi:
.- Cuộc thi hùng biện này không phải đang biện luận về câu nói “dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi” sao?
.Dương Mông Hạo nói:
.- Đúng vậy! Là ý nghĩa của câu “dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi”, chứ không phải ý của Khổng thánh nhân khi nói câu này.
.Trưởng Tôn Vô Kỵ đột nhiên lên tiếng:
.- Chúng khác nhau sao?
.Dương Mông Hạo nói:
.- Đương nhiên là khác! Ý Khổng thánh nhân muốn nói gì, chúng ta rất khó có thể biện luận rõ được, dù sao Khổng thánh nhân cũng đã qua đời hết mấy trăm năm rồi. Lúc người nói những lời này, rột cuộc trong lòng đang nghĩ gì, e là chỉ có bản thân người biết mà thôi. Vì thế ta cảm thấy Khổng thánh nhân nói câu này có nghĩa là gì, thật ra không quan trọng. Cái quan trọng là ý nghĩa nào có thể lợi cho dân lợi cho nước, cái này mới nên là trọng tâm mà chúng ta biện luận. Nhỡ đâu cái Khổng thánh nhân nói không thể lợi nước lợi dân, không lẽ chúng ta cũng nghe theo sao? Ví thế ta nghĩ rằng chúng ta nên xem câu nói này nên mang ý nghĩa gì, chứ không phải Khổng thánh nhân muốn nói cái gì.
.Cái này_________!
.Toàn bộ người trong hội trường đều ngẩn ra, trông như vừa ngộ ra điều gì đó, tỉnh mộng hẳn ra.
.Không ít đại thần liên tục gật đầu, tiểu tử này khá thông minh đó, nói cũng khá hay, khá đúng. Khổng Tử này cũng chết hết mấy trăm năm rồi, bản thân ông ta muốn nói đến cái gì, có thật sự quan trọng không? Tranh luận về cá nhân Khổng Tử thì có nghĩa lý gì? KHông có ý nghĩa nào cả. Mấu chốt quan trọng vẫn ở chỗ câu nói có đem lại lợi ích gì cho loài người hiện tại hay không.
.Thú vị lắm. Lý Trị ha ha cười mấy tiếng, nói:
.- Ngươi nói không sai, đúng là nên như vậy, đúng là nên như vậy.
.Nói rồi y khe khẽ hỏi Trưởng Tôn Vô Kỵ bên cạnh:
.- Thái úy có biết cậu bé này là ai không?
.Trưởng Tôn Vô Kỵ nhìn thì thấy quen quen, nhưng cụ thể là ai thì không nhớ.
.Trưởng Tôn Diên đang ngồi cạnh đó lên tiếng:
.- Bệ hạ, gia gia, người này là thiếu công tử của Quan Quốc công, Dương Mông Hạo.
.- Quan Quốc công?
.Lý Trị cười nói:
.- Quả nhiên hổ phụ sinh hổ tử.
.Hổ phụ sinh hổ tử?
.Trưởng Tôn Diên thật không dám tán đồng.
.Triệu Thiên Phú nhìn lác cả mắt. Cái này___ Tiểu Mông trở nên lợi hại như thế từ bao giờ vậy?
.Dương Mông Hạo nhìn vẻ mặt vừa kinh vừa hỉ của tất cả mọi người, trong lòng đắc ý muốn chết, tự tin cũng nhanh chóng tăng lên.
.Liễu Hàm Ngọc đột nhiên nói:
.- Cho dù là như thế, những gì ngươi nói đều không liên quan tới cuộc thi hùng biện này, cũng không đủ để chứng minh quan điểm của bên biện là đúng.
.Lý Trị gật gật đầu:
.- Những lời này vẫn không đủ chứng minh quan điểm của các khanh, càng không đủ để phản bác lại quan điểm của đối phương.
.Dương Mông Hạo nói:
.- Ta cảm thấy quan điểm của bên chính không thể lợi dân lợi nước, nên bất luận ý của thánh nhân có phải là thế không, thì bên họ đều sai cả.
.Thôi Hữu Du thu hồi lòng khinh miệt, nói:
.- Nguyện nghe cao kiến.
.Dương Mông Hạo gãi gãi gáy tóc, mặt đầy hoảng sợ.
.Lý Trị hiếu kỳ đáp:
.- Tại sao không nói?
.Dương Mông Hạo trả lời với vẻ mặt sợ sệt:
.- Thưa Bệ hạ, tiểu tử từ nhỏ nói chuyện không đâu vào đâu, thường hay nói bậy nói bạ, vì thế cha đã nhiều lần dạy dỗ ta, bắt ta phải thận trọng khi lên tiếng, ít lên tiếng, và đừng lên tiếng, đặc biệt là ở trước mặt trưởng bối. Ta sợ lát nữa ta nói hứng quá, lại nói năng xằng bậy nữa.
.Không ít người nghe xong đều ha ha cười, đây mới là Dương Mông Hạo chứ, nói bừa xằng bậy, khoác lác như chuyện cơm bữa.
.Nhưng y chỉ mới nói có một nửa, mà nửa phần trước lại có tầm nhìn vô cùng tốt, nếu không nói tiếp, vậy chẳng phải khiến họ khó chịu sao?
.Lý Trị cười nói:
.- Không sao, không sao, bất luận người nói gì, Trẫm đều xá tội cho ngươi, ngươi cứ nói đừng lo.
.Mắt Hàn Nghệ lóe lên ánh tinh quang, cười thầm, đúng là “trời sinh ta ra, ắt hữu dụng” a!
.- Đa tạ Bệ hạ, vậy ___, ta nói đây.
.Dương Mông Hạo hắc hắc cười, phát huy sự trẻ con, non nớt của mình tới cực điểm:
.- Ta hiểu theo cách này. Quan điểm của bên chính là, bá tánh thì không cần đi học; còn quan điểm của bên ta, chính là ai ai cũng phải đi học, bất luận là người nghèo, hay người giàu. Nói đi nói lại, chính là có phải người người đều nên đi học hay không? Vậy thì phải xem người người đều đi học, có ích lợi gì đối với đất nước này không.
.Lý Trị gật gật đầu, trông có vẻ suy tư:
.- Ngươi hiểu như vậy cũng không sai.
.Y nói rất đơn giản, nhưng luận điểm rõ ràng. Nói cho cùng, chính là có nên ai ai cũng được tiếp nhận giáo dục hay không?
.Dương Mông Hạo nói:
.- Ta cảm thấy người người đều đi học có thể lợi nước lợi dân, vì bản thân ta cũng thích giao tiếp với người có học, không thích giao tiếp với những người ngu muội.
.Bùi Thiếu Phong nói:
.- Chỉ có mình ngươi là thế thôi.
.Dương Mông Hạo hỏi ngược lại:
.- Không lẽ Thiết Phong ca không như vậy sao?
.Bùi Thiếu Phong nghẹn họng.
.Dương Mông Hạo nói:
.- Mỗi một người ai cũng thích giao tiếp với người có học vấn, không thích giao tiếp với những thôn phu sơn dã không biết lấy một chữ. Bởi vì bọn họ không hiểu lý lẽ, hở chút là mắng người, hở chút là đánh người, rất là man rợ. Ta cũng thường nghe cha tôi nói một câu danh ngôn của Thái Tông Thánh thượng, “Lấy cổ làm gương, có thể biết hưng thế”. Vậy, từ thời Tần Hán đến nay, lịch triều lịch đại đều có lúc hưng thịnh, có lúc suy thoái, vả lại đều có hiện tượng khởi binh tạo phản, mà trong đó rất nhiều cuộc đều do nông phu vô tri ngu muội phát động.
.Ta nghĩ đó là vì những nông phu đó không biết chữ, không biết đọc sách, ngay cả đạo lý cơ bản nhất cũng không hiểu, bất cứ ai cho họ miếng ăn, họ đều sẽ nguyện thề chết đi theo, cho bọn loạn thần tặc tử đó sai khiến. Nhưng nếu họ hiểu đạo lý “thà chết vinh còn hơn sống nhục”, thì họ có còn nhận những thứ đồ bố thí đó không? Vả lại tự cổ tới nay, trung nghĩa chi sĩ, đều là những người được học hành đầy đủ, hình như không có bất kì ngoại lệ nào cả.
.Lý Trị nghe xong cau chặt mày, lộ ra vẻ mặt trầm tư suy nghĩ.
.Ánh mắt của Hàn Nghệ quét qua, khóe miệng hắn lộ ra vẻ mỉm cười như có như không.
.Dương Mông Hạo vừa gãi đầu vừa nói:
.- Vì thế ta nghĩ rằng, chỉ có người ngu muội mới dễ dàng bị người khác lợi dụng, làm ra những chuyện đại nghịch bất đạo kia. Thử xem cuộc tạo phản của Trần Thạc Chân ở Mục Châu gần đây, thật ra rất nhiều người đều không phải dân gặp nạn của Huyện Thanh Khê. Bọn họ chỉ là bị ma pháp của Trần Thạc Chân mê hoặc, nên mới đi theo tạo phản thôi. Lúc đó ta còn tưởng Trần Thạc Chân phải lợi hại lắm cơ. Nhưng sau đó lại nghe cha ta nói, cái Trần Thạc Chân làm chẳng qua là kỹ xảo che mắt mà thôi, nhưng lại có thể khiến cho mấy vạn người bị mê hoặc, điều này khiến ta rất kinh ngạc. Nếu là ta thì tôi ta sẽ không tin, nếu Trần Thạc Chân đó thật sự là tiên nữ gì đó hạ phàm, vậy cô ta trực tiếp biến lương thực ra cho bá tánh là được rồi, tại sao phải đẩy bá tánh đi xung phong chiến đấu, còn chết nhiều người như vậy. Đây không phải chuyện mà một tiên nữ nên làm. Ta tin là người có học đều không tin, huống hồ ta cũng chỉ mới đi học có mấy năm nay. Từ đó có thể thấy, một đất nước càng nhiều ngu dân, thì càng nguy hiểm. Bởi vì những người này quá dễ bị những người gian tà lợi dụng. Chỉ có phổ cập giáo dục, làm cho tất cả bá tánh đều có thể biện thị phi, vậy thì bá tánh sẽ không bị người khác mê hoặc nữa, cũng sẽ không dễ dàng nghe lời ly gián của bọn ác. Một đất nước như thế mới là đất nước ổn định nhất.
.Y càng nói càng hăng:
.- Một sự thật đơn giản khác có thể cho ta thấy rõ. Giả sử quân chủ phạm sai lầm, người ngu muội sẽ chỉ nghĩ tới việc dùng bạo lực giải quyết vấn đề. Bởi vì ngoài bạo lực ra, họ không nghĩ ra còn có cách gì khác. Mà người có tài thì sẽ biết khuyên can quân chủ. Đây chính là sự nguy hiểm mà cái dốt gây ra. Lại quay về ý nghĩa của câu này: “Khổng Tử nói: hưng tại thi, lập tại lễ, thành tại nhạc. Khổng Tử nói rằng: Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi”.
.Ta nghĩ thi lễ nhạc ở đây chỉ là đại diện cho giáo dục căn bản mà một người dân cần có, chứ không phải chỉ đơn thuần là thi lễ nhạc. Bất luận là nông phu, hay là sĩ tử, hoặc là thương nhân, họ đều nên có được giáo dục cơ bản này. Chẳng hạn như, trung quân, ái quốc, khí tiết, dũng cảm, chính trực, lương thiện, khí phách. Nếu một người nào đó nói mình là thương nhân, vì thế không cần trung quân ái quốc, thì vậy có đúng không? Đương nhiên là không được rồi.
.Vì thế, ta cảm thấy quan điểm của bên ta mới có thể lợi nước lợi dân. Phổ cập giáo dục, hữu giáo vô loại, khiến cho mỗi một bá tánh đều có những đức tính căn bản nhất. Người xưa nói gì ấy nhỉ: ngựa chưa được thuần hóa, không thể dùng để cưỡi; người không được giáo dục, thì không thể hưng quốc.
.Triệu Thiên Phú nhếch khóe môi lên, nói:
.- Tiểu Mông, là “sĩ không được giáo dục, không thể làm rường cột nước nhà.
.Dương Mông Hạo hắc hắc cười:
.- Như nhau cả thôi, như nhau cả thôi.
.Hàn Nghệ thở nhẹ ra một cái. Hảo tiểu tử, không uổng công hắn lừa y, chuyến đi vòng trung Hạng một ngày mà y nợ hắn, coi như trả xong rồi.
Bạn cần đăng nhập để bình luận