Hiệp Đạo Xuyên Đường Triều

Chương 236.2: Khẳng định bản thân.

.Lấy Thái Luân là người phát minh ra giấy viết làm ví dụ. Sách sử chỉ vẻn vẹn có 20 chữ là giới thiệu xong. Người ta phát minh ra giấy phải hao tổn biết bao công sức, không tới 20 năm thì cũng phải 10 năm. Ngươi chi ngắn gọn có 20 chữ, thế có khác gì qua loa cho xong chuyện. Nếu mà ở phương Tây, nếu không viết ra cái luận văn mấy trăm trang thì không khéo bị người ta chửi đến chết.
.Tần Cối là một gian thần, sách sử lại tốn biết bao giấy mực để ghi chép.
.Cho dù là sách sử thời hậu thế thì đoạn viết về Tần Cối vẫn nhiều hơn Thái Luân.
.Bất luận là văn hóa giải trí hay sách vở chính quy đều như vậy.
.Điều này nói ra thực sự khiến người ta cười ra nước mắt.
.Ngược lại trong tạp chí "Bảng xếp hạng 100 nhân vật ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử nhân loại", Thái Luân xếp vị trí thứ 7. Tuần san "Thời đại" trong công bố "Nhà phát minh vĩ đại nhất lịch sử" thì Thái Luân lại đứng đầu bảng.
.Thế nhưng mà ở Trung Quốc thì mọi người lại tôn sùng trung thần dũng tướng, như là Gia Cát Lượng, Nhạc Phi, hay những võ tướng như Quan Vũ, Triệu Tử Long, rồi các nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phủ v.v. v.
.Nhưng lại có rất ít người sùng bái các nhà khoa học cổ đại Trung Quốc. Bên này hô là Trung Quốc không có sáng tạo, không có phát minh, quay lại tranh luận với người khác xem Tần Quỳnh, Quan Vũ ai lợi hại hơn, thế có tác dụng gì không?
.Hàn Nghệ cho rằng, chỉ có những con người cống hiến cho nhân lại mới xứng đáng được gọi là con người vĩ đại nhất, như là Thái Luân, như là Viên Long Bình, như là Thẩm Quát, như là Trương Hành.
.Nhìn tổng quát sách sử Trung Quốc, 99.99% đều là tranh giành quyền lực, thay đổi triều đại, như thể văn minh Hoa Hạ chỉ có những thứ đó vậy. Tuy nhiên, có rất nhiều phát minh sáng tạo, thậm chí ngay cả tên nhà phát minh cũng không có, trong các cuốn sách giáo dục thông thường cũng chỉ có một câu khái quát. Đây là kết tinh trí tuệ của con người thời cổ đại.
.Trung Quốc có những nhà khoa học vĩ đại, họ đều vô cùng xuất sắc, tuyệt đối đáng để mọi người tôn trọng, chỉ có điều người Trung Quốc không tưởng nhớ đến họ như Einstein, Steve Jobs mà thôi.
.Hàn Nghệ hiện giờ đang đối mặt với tình cảnh trớ trêu này. Sự xuất hiện của cày càng cong đã đủ để thúc đẩy nông nghiệp phát triển một bước lớn. Cho dù là các loại máy cày thời hậu thế thì đều phải tham khảo cày càng cong cả. Đây là một phát minh vô cùng xuất sắc, tuy nhiên triều đình ngay cả một câu nói cũng chẳng có. May mà hắn cũng thông minh nhanh nhẹn, tự biết là phải đi tuyên truyền, nếu như hắn không tự đi tuyên truyền, thì e rằng sau này sẽ lại có một câu tổng kết thế này, à, cày càng cong à, ừ, đó là kết tinh trí tuệ của người dân Đại Đường.
.Trong cái bối cảnh văn hóa thế này, khoa học Trung Quốc căn bản là không thể phát triển nổi.
.Đây là sự hạn chế của văn hóa. Cho dù triều Thanh không bế quan tỏa cảng thì cũng không thể thắng được phương Tây.
.Lạc hậu đã được định sẵn ngay từ khi mới bắt đầu.
.Ở hậu thế, cho dù Tam Quốc Diễn Nghĩa đã được dựng thành đầy phim, cho dù Hoàn Châu Cách Cách được dựng thành 3 bộ, nhưng vẫn chẳng có người nào muốn dựng một bộ phim nói về các nhà khoa học Trung Quốc cổ đại.
.Lẽ nào các nhà khoa học đó thực sự làm người ta mất mặt vậy sao?
.Hàn Nghệ hi vọng tình hình đó sẽ được cải thiện, đây chính là lí do vì sao hắn sắp xếp Hùng Phi không làm quan, chạy đi làm một anh nông dân, bởi vì hi vọng nhân loại hiểu ra rằng, ta làm một nhà khoa học, ta vẫn có thể tạo phúc cho dân chúng như vậy.
.Sở dĩ hắn có cách nghĩ như vậy, bởi nó liên quan tới việc ở hậu thế hắn ở trong một đội nhóm quốc tế, bởi vì khi bọn họ nói chuyện trên trời dưới biển với nhau, tình cờ nói về nước mình có những nhà khoa học xuất sắc nào, khi mọi người thao thao bất tuyệt, căn bản là không thể dừng lại nổi, thì duy chỉ có Hàn Nghệ là trầm ngâm im lặng, bởi vì hắn chưa từng đọc quyển sách nào, hơn nữa văn hóa tuyên truyền của Trung Quốc cũng chỉ đều là những trung thần, hắn thực sự không thể kể ra nổi tên mấy nhà khoa học Trung Quốc, loanh qua loanh quanh cũng chỉ có mỗi Viên Long Bình, nhưng nếu bảo hắn kể tên mãnh tướng thì dù có chẳng đọc sách cũng nói ra được tên mấy chục người. Vì điều đó mà hắn đã đi tìm sách để đọc, cho nên hắn cảm thấy điều này thật là đáng buồn.
.Vào tới bên trong Phượng Phi Lâu, lúc này mọi thứ đều yên tĩnh.
.Chỉ thấy đám Trưởng Tôn Vô Kỵ, Chử Toại Lương đứng cạnh sân khấu quan sát, bởi vì bọn họ đến muộn, cho nên chỗ ngồi đã hết từ lâu. Thực ra tôi tớ cũng đã lấy ghế đẩu cho bọn họ, nhưng bọn họ vẫn chưa ngồi, mà còn nghển cổ lên nhìn về phía sân khấu.
.Hàn Nghệ nhìn lên phía sân khấu, chỉ thấy "Bạch sắc sinh tử luyến" đã bắt đầu diễn. Hồi trước nói tới Thôi Tinh Tinh cũng muốn học làm một phụ nữ bình thường, thân là một phụ nữ bình thường thì về lí phải biết dệt vải, nhưng nàng lại xuất thân là một đại tiểu thư, dệt vải đối với nàng mà nói thì quả là một công việc vô cùng khó khăn, càng sốt ruột càng làm không tốt, thế là vô cùng khổ não.
.Hùng Phi sao có thể nhẫn tâm thấy ái thê rầu rĩ buồn bã như vậy, thế là thề phải tạo ra một công cụ để dệt vải, khiến ái thê cũng có thể làm được công việc này.
.Lần này thì diễn tới đoạn Hùng Phi đã chế tạo ra một cỗ máy dệt vải, đồng thời quyết định khi Thôi Tinh Tinh tròn 18 tuổi, sẽ tặng cho nàng làm quà sinh nhật.
.Điều này một mặt thể hiện tài trí của Hùng Phi, mặt khác còn thể hiện tình cảm nồng thắm của đôi phu thê. Mặc dù đã thành hôn, nhưng vẫn cứ không thiếu đi sự lãng mạn, từ đó thức tỉnh sự khát khao của con người đối với tình yêu.
.Chỉ thấy Hùng Phi dùng miếng vải bịt hai mắt Thôi Tinh Tinh, đi tới sân khấu, trên sân khấu đặt một cỗ máy, nhưng tiếc là lại được đậy lại bởi một tấm vải lớn.
.Khán giả đều biết dưới tấm vải đó nhất định chính là cỗ máy dệt vải, trong lòng cảm thấy kích động dị thường. Mặc dù bọn họ không hiểu về dệt vải, nhưng sự thành công của cày Hùng Phi đã khiến bọn họ mong chờ lắm.
.Cái này cũng giống như xem trên mạng thời hậu thế vậy. Nhân vật chính chế tác ra một bảo vật, bản thân bảo vật đó không hề quan trọng, quan trọng là nhân vật chính có thể sử dụng nó để tỏ ra nguy hiểm, giành được niềm yêu thích của giai nhân, điều này làm thỏa mãn nhu cầu tâm lí của khán giả.
.Thứ mà họ hi vọng được thấy là Hùng Phi có thể dựa vào cỗ máy dệt vải mà lại được nở mày nở mặt thêm lần nữa. Hiển nhiên là bọn họ đã tự đặt mình vào chính nhân vật Hùng Phi rồi.
.Đương nhiên, cũng có không ít người có hứng thú với máy dệt vải, như là đám Chử Toại Lương chẳng hạn.
.Rốt cuộc thì cỗ máy dệt này liệu có đạt được thành công trong thực tế hay không.
.Khi Hùng Phi kéo tấm vải trắng xuống, chỉ thấy một cỗ máy dệt vải bằng gỗ mới tinh hiện ra trước mặt mọi người.
.Khán giả phía dưới cũng giống như Thôi Tinh Tinh, đều kinh ngạc hô lên thành tiếng. Mặc dù chỉ là một cái giá gỗ, nhưng lại có cấu tạo hoàn toàn mới. Loại máy dệt hiện tại đều đặt nghiêng, nhưng cỗ máy này lại đặt ngang, cùng với việc chế tác tinh xảo, đã khiến cho mọi người mừng vui khôn xiết.
.Chử Toại Lương, Trưởng Tôn Vô Kỵ thì càng trợn tròn mắt.
.Tiếp đến, Hùng Phi sẽ dạy cho Thôi Tinh Tinh cách sử dụng cỗ máy dệt này.
.Đây là loại máy dệt đạp chân, chỉ cần một người là có thể thao tác, thao tác cũng vô cùng đơn giản. Tương truyền thủy tổ của loại máy dệt này là một vị nữ nhân thời Nam Tống có tên là Hoàng Đạo Bà. Cụ thể thì không rõ lắm, dù sao thì xã hội phong kiến Trung Quốc không chỉ không trọng thị khoa học, mà còn mang một thứ suy nghĩ khinh miệt. Đương nhiên, cỗ máy này đã trải qua cải tạo hàng trăm năm, ở hậu thế vẫn có không ít gia đình vẫn sử dụng loại máy dệt này, trên mạng cũng có bán. Có thể thứ mà bọn họ dệt không phải là vải, mà là một thứ tình cảm tự hào khó tả.
.Hàn Nghệ sở dĩ hiểu rõ loại máy dệt này, cũng là do một cơ duyên trùng hợp. Có một lần hắn tới Vân Nam du lịch, hắn đi du lịch không phải để thăm thú các địa danh, mà là tới nơi một số người dân sinh sống, bởi vì hắn thích được hiểu phong tục khác nhau của mỗi vùng, kết hợp giao lưu với dân chúng ở đó. Trong một cái thôn nhỏ nghèo khó, nhìn thấy một cụ bà đang sử dụng loại máy dệt cũ kĩ này. Khi hắn nghe thấy tiếng cỗ máy phát ra, bất giác nhớ tới bài Mộc Lan từ.
.Những miêu tả trong sách cổ đột nhiên hiển hiện trước mắt hắn, khiến hắn cảm thấy vô cùng thần kì, liền đờ đẫn đứng xem. Qua một hồi lâu, cụ bà đó cũng phát hiện ra hắn, liền nhiệt tình mời hắn vào trong nhà, hỏi hắn tại sao lại ở đây, hắn liền nói hắn bị chiến máy dệt ấy thu hút. Sau đó hắn cũng thử, hắn rất thích thú với thứ đồ vật này. Giúp người ta xây nhà ở Bắc Mỹ, học trèo thuyền ở Venice, xem vẽ tranh ở đầu đường thành Rome, tán gái lãng mạn ở Pháp, ngắm sư tử ở châu Phi, ngắm chim cánh cụt ở Nam Cực. Hắn thích tiếp xúc với nhiều loại văn hóa khác nhau. Lại nghe cụ bà này nói loại máy dệt này là do cổ nhân phát minh, đã có lịch sử hàng ngàn năm, điều này khiến hắn khâm phục sâu sắc lắm.
.Tới sau này, hắn lại muốn mua cỗ máy dệt cổ này về làm quà sinh nhật tặng cho một nữ chuyên gia địa lí trong đội của hắn tên là Laura. Bởi vì Laura năm đó vừa tròn 40 tuổi, mà sở thích lớn nhất trong đời cô ấy là sưu tầm những phát minh cổ của các quốc gia khác nhau.
.Tuy nhiên cụ bà ấy không đồng ý, bởi cụ đã dệt vải mấy chục năm rồi, một ngày không dệt thì cảm thấy rất khó chịu, cụ cũng có tình cảm đặc biệt với cỗ máy dệt này rồi.
.Hôm đó, nếu như Hàn Nghệ trả thật nhiều tiền thì bà cụ chắc cũng sẽ bán, nhưng hắn lại nghĩ đã đành như vậy thì cũng chẳng cần nữa. Thế là hắn tự mình học cách chế tạo một cỗ máy dệt mini cùng kiểu để tặng cho Laura, đồng thời vô cùng tự hào giảng giải cho Laura nguồn gốc cũng như cách thao tác cỗ máy dệt đó. Trung Quốc vẫn còn có rất nhiều phát minh vĩ đại, chỉ là các bạn chưa biết mà thôi. Laura vô cùng cảm kích và xúc động, luôn miệng khen thần kì quá, đồng thời còn tặng cho hắn một nụ hôn, đương nhiên, chỉ là một nụ hôn lịch sự.
.Khi Thôi Tinh Tinh ngồi vào chiếc ghế gỗ bên cạnh cỗ máy dệt, dưới sự hướng dẫn của Hùng Phi, nàng bắt đầu sử dụng cỗ máy dệt kiểu mới này.
.Các linh kiện của cỗ máy bắt đầu vận hành, phát ra tiếng kêu kẽo kẹt.
.Chỉ trong chốc lát, những miếng vải mới tinh bắt đầu ra lò.
.Cả khán phòng vang lên những tiếng vỗ tay vang dội.
.Tất cả các khán giả đều không kìm nổi cảm xúc đứng cả dậy.
Bạn cần đăng nhập để bình luận