Hiệp Đạo Xuyên Đường Triều

Chương 751.1: Nghiên cứu đến cùng để biết nguồn gốc của sự vật

.Sau khi vở kịch kết thúc, mọi người đều ra phía cánh gà chúc mừng diễn xuất thành công, vì thế mà hậu viện Phượng Phi Lâu là một khoảng yên tĩnh, duy chỉ có một mình Hàn Nghệ đang ngồi trong viện, tay cầm "Lễ kí, Đại học", đang chăm chú nghiên cứu, nhưng có vẻ như phần nhiều là còn đang chờ đợi điều gì nữa.
.- Hàn Nghệ! Hàn Nghệ!
.Cùng với tiếng gọi lớn, chỉ thấy một đám người già xông tới, chính là đám đại nho Trịnh Bá Ngung.
.Hàn Nghệ nhìn lướt qua, tốt lắm, không có ông nhạc phụ, như thế thì ta có thể thoải mái mà bốc phét rồi. Đoạn vội đứng dậy, chắp tay hành lễ, hỏi một vẻ đầy mong đợi: - Không hay các vị tiền bối thấy vở Khổng Tử thiếu thời này của vãn bối thế nào?
.Trịnh Bá Ngung một vẻ mặt hoang mang nói: - Ngươi--- ngươi làm cái thứ gì vậy, gì mà lực hút, có liên quan gì tới Nho gia bọn ta không hả?
.Bọn họ luôn nghĩ rằng vở kịch này chắc chắn phải liên quan tới những câu chuyện về nhân ái, cầu học, ý chí, ai biết là đâu ra cái lực hút, thật là ngoài sức tưởng tượng.
.Hàn Nghệ sửng sốt, tiếp đó là vội vàng giải thích: - Về phương diện lực hút, đó cũng chỉ là một câu chuyện, chứ không phải tư tưởng của vở kịch, vở kịch này của ta hoàn toàn là để suy tôn tư tưởng Nho gia đó!
.Thôi Ti nói: - Vậy sao bọn ta chẳng nhìn ra vậy?
.Một ông già khác lại nói: - Ngươi giải thích sao cho rõ về việc này.
.Mặc dù giọng nói tràn đầy bất mãn, nhưng tính ra thì cũng còn khá ôn hòa.
.Hàn Nghệ kinh ngạc nói: - Lẽ nào--- lẽ nào các vị đều--- không nhìn ra?
.Lẽ nào bên trong còn có điều gì kì diệu? Trịnh Bá Ngung ngẫm nghĩ thật kĩ, dường như lại nảy ra ý gì đó, nhưng lực học trong vở kịch thì vô cùng đặc biệt, tuyệt đối là chẳng có quan hệ gì với tư tưởng Nho gia, nhưng ông ta lại chẳng tiện nói là mình không nhìn ra điều gì, ngộ nhỡ Hàn Nghệ nói ra mấy điều, thì lại mất hết cả mặt, thế là liền nói: - Lão phu hỏi ngươi, lực hút rốt cuộc là thế nào, Khổng thánh nhân có câu chuyện này bao giờ vậy?
.- Đương nhiên là không có, đây hoàn toàn là do ta hư cấu ra, bởi vì những câu chuyện thiếu thời của Khổng thánh nhân, ta không biết rõ lắm, nên chỉ có thể hư cấu mà thôi.
.Hàn Nghệ lắc đầu, nói tiếp: - Thực ra mấu chốt không nằm ở bản thân lực hút, mà là cái quá trình phát hiện lực hút của Khổng thánh nhân. Nói tới đây, hắn liền giương cuốn sách cầm trong tay ra nói: - Ý tưởng của ta hoàn toàn đến từ một câu nói trong cuốn "Lễ kí, Đại học": "Cái gọi là trí tri, chính nhờ vào cách vật, nghĩa là muốn có được tri thức, thì phải hiểu nguyên lí của sự vật." Thế chẳng phải là phù hợp với tinh thần nghiên cứu đến cùng để biết nguồn gốc của sự vật của Nho gia sao?
.- Nghiên cứu đến cùng để biết nguồn gốc của sự vật?
.Đám người Trịnh Bá Ngung ngây cả ra, dường như họ chưa nghĩ tới điểm này.
.Hàn Nghệ thấy bọn họ đã bị dụ dỗ, liền đưa tay ra nói: - Các vị tiền bối mời ngồi.
.Đám Trịnh Bá Ngung mặc dù bất mãn, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác, bây giờ mà căng thẳng thì cũng chẳng hay ho gì, thế là liền ngồi xuống.
.Hàn Nghệ cũng không tỏ ra quá kiêu ngạo, thể hiện vô cùng cung kính, bởi nước cờ này đối với hắn mà nói, là vô cùng quan trọng, hắn nhất định phải dành được sự ủng hộ của tứ đại gia tộc Thôi Lư Trịnh Vương. Thế là chỉ đứng ở trong sảnh.
.Lư Thu Tử nói: - Những gì ngươi nói mặc dù đều có lí, nhưng nghiên cứu đến cùng để biết nguồn gốc của sự vật chỉ là một câu trong "Lễ kí, Đại học", không phải là tư tưởng chủ đạo của Nho gia chúng ta, tư tưởng Nho gia cốt ở nhân trị, lễ trị, đức trị. Ý muốn nói rằng, tiểu tử ngươi lạc đề rồi.
.- Lư tiền bối nói phải lắm, nhưng nghiên cứu đến cùng để biết nguồn gốc của sự vật chỉ là một phần của câu chuyện, chứ không phải toàn bộ, vở kịch Khổng Tử thiếu thời chủ yếu muốn làm rõ sức hút trong nhân cách Khổng thánh nhân.
.Hàn Nghệ nói tiếp: - Thực ra khi ta cấu tứ toàn bộ vở kịch, cũng đã từng vô cùng băn khoăn, rốt cuộc là lấy tư tưởng Nho gia làm chủ, hay lấy Khổng thánh nhân làm chủ. Dựa trên đặc tính giải trí của kịch nói, thì chắc chắn phải lấy nhân vật làm chủ, còn Khổng thánh nhân là thủy tổ của Nho gia, tăng thêm sức ảnh hưởng của Khổng thánh nhân, chính là tăng thêm sức ảnh hưởng của Nho gia vậy, vì thế ta đã tìm đọc rất nhiều câu chuyện liên quan tới Khổng thánh nhân, nhưng đó đều là những câu chuyện xảy ra khi Khổng thánh nhân đã nổi danh thiên hạ, nếu như ta lại cho diễn những câu chuyện đó, thì không thể tăng thêm sức hút của Khổng thánh nhân, không thể đạt tới hiệu quả truyền bá.
.Thế là ta nghĩ, Khổng thánh nhân cũng không phải sinh ra đã là thánh nhân, người cũng từng bước trở thành thần thánh, quá trình trở thành thánh nhân đó, mặc dù không được ghi chép kĩ, nhưng ta cho rằng, đây chính là điểm thu hút nhất của Khổng thánh nhân, bởi thất bại là mẹ thành công, và ai cũng phải trải qua thất bại, Khổng thánh nhân chắc chắn cũng phải trải qua vô số lần thất bại mới có ngày thành công, chính là câu "người không phải thánh hiền, ai mà không mắc lỗi, biết lỗi mà sửa, còn gì tốt hơn. Như thế mới dẫn tới cộng hưởng, mới là tinh thần của Nho gia chúng ta, tinh thần đó cũng là thứ đáng để chúng ta học tập, đồng thời có thể cổ vũ đông đảo Nho sinh.
.Vì thế ta đã lựa chọn vở Khổng Tử thiếu thời, ta muốn trình bày một thứ tinh thần Khổng Tử, một thức tinh thần Nho gia, chứ không chỉ là những câu mà Khổng Tử từng nói, những câu nói ấy thì ai cũng biết cả, nhưng đều là riêng lẻ, ta muốn tụ hợp những câu nói đó thành một thứ tinh thần.
.Trịnh Bá Ngung nghe mà ù ù cạc cạc, bọn họ cho rằng nên lấy tư tưởng Nho gia làm chủ đạo, còn Hàn Nghệ lại cho rằng nên lấy Khổng Tử làm chủ, bọn họ đương nhiên sẽ không phản đối điều này, vậy là rất tốt, thế là liền gật đầu nói: - Ngươi nói thì cũng có lí, nhưng lão phu vẫn chưa hiểu lắm, nội dung câu chuyện này và tinh thần Khổng Tử có quan hệ gì với nhau? Cho dù là nghiên cứu đến cùng để biết nguồn gốc của sự vật thì cũng không phải do Khổng thánh nhân đề ra.
.Hàn Nghệ giải thích nói:
.- Trong đó có quan hệ lớn lắm, quả lê rơi xuống, đó là hiện tượng rất bình thường, ai cũng đã từng nhìn thấy, ai cũng biết, người bình thường sẽ không nghĩ tại sao quả lê lại rơi xuống, nhưng việc Khổng thánh nhân nghi vấn điều đó, nghĩa là đã thể hiện chỗ hơn người của Người, nếu như có thể từ những hiện tượng rất bình thường mà phát hiện ra những tri thức kì diệu, điều đó đã thể hiện thiên tư siêu nhiên của Khổng thánh nhân, đó chính là sức hấp dẫn. Hơn nữa từ chi tiết này, đã phản ánh quan điểm "Học mà không nghĩ thì không thông, nghĩ mà không học thì không biết" và "Biết thì nói là biết, không biết nói là không biết, thế mới là biết" sau này mà Khổng thánh nhân đề ra.
.Sau đó, Khổng thánh nhân để tìm ra nguyên nhân, đã không ngừng suy ngẫm, đồng thời, còn đi thỉnh giáo người khác, đi học tập, tìm ra những gợi ý trong cuộc sống, điều này phản ánh quan điểm "Ta từng cả ngày không ăn, cả đêm không ngủ, để suy nghĩ, nhưng không có kết quả, chẳng bằng học là hơn."
.Sau đó, Khổng thánh nhân đối diện với chân lí, dũng cảm lật đổ lí thuyết của thầy giáo, từ đó phản ánh quan điểm "ba người đi, tất sẽ có người là thầy ta, chọn cái tốt mà học theo, thấy cái không tốt mà sửa chữa". Còn màn thầy trò hòa thuận đã phản ánh được tư tưởng tôn sư trọng đạo của Khổng thánh nhân. Đứng trước chân lí, Khổng thánh nhân đã dũng cảm, nhưng đứng trước thầy giáo, Khổng thánh nhân lại kính trọng, đây mới là lòng tôn sư trọng đạo đích thực. Thầy giáo đã tha thứ cho Người, đồng thời đã nhận ra mình sai. Trong câu chuyện Khổng tử học tập ấy, Khổng tử mặc dù là thánh nhân nhưng cũng đã dũng cảm nhận sai, khiêm tốn học hỏi. Đây chính là tư tưởng Nho gia, hay có thể nói là tư tưởng Khổng Tử.
.Tất cả các câu nói và quan điểm của Khổng thánh nhân, đều từ tinh thần này mà sinh ra. Đối với một đệ tử Nho gia, thì nên học tập thứ tinh thần này. Còn về lực hút, chỉ là để khiến một hiện tượng nhìn thì bình thường, thể hiện ra sức hấp dẫn siêu phàm của Khổng thánh nhân. Nếu như ta viết câu chuyện Khổng thánh nhân trị quốc, thì Lão tử cũng đã đưa ra không ít câu danh ngôn, như vậy sẽ không thể làm nổi bật sức hấp dẫn độc đáo của Khổng thánh nhân. Ta muốn mượn kịch nói để truyền bá Nho gia, vì thế ta buộc phải làm nổi bật thứ tinh thần mà không ai khác có được của Khổng thánh nhân.
Bạn cần đăng nhập để bình luận