Hiệp Đạo Xuyên Đường Triều

Chương 761.2: Thuật nhi bất tác, tín nhi hảo cổ*

.(*: Ta chỉ thuật lại mà không sáng tác ra, tin vào đạo lý đời xưa)
.Chợt nghe thấy tiếng nói không mấy hòa ái:
.- Tại hạ còn có mấy vấn đề muốn thỉnh giáo Hàn Tiểu ca một chút, mong rằng Hàn tiểu ca vui lòng chỉ giáo.
.Mọi người đảo mắt nhìn lại, chỉ thấy một đám công tử ăn mặc đẹp đẽ đang đi tới, người cầm đầu đích thị là Bùi Thanh Phong
.Thật sự là âm hồn không tan mà! Kỳ thực một đối thủ tương đương Thôi Tập Nhận là rất tốt. Hàn Nghệ chắp tay, cười khổ nói:
.- Bùi công tử thật hay nói đùa, ta đây thực không nhận nổi.
.Bùi Thanh Phong khẽ cười nói:
.- Hàn tiểu ca khiêm tốn rồi, ai cũng có sở trường riêng, nếu đi buôn bán, ta nhất định sẽ thỉnh giáo Hàn tiểu ca,
.Bề ngoài thì có vẻ ngợi khen, kỳ thực ẩn dấu ý chê bai.
.Cố Khuynh Thành có câu nói đúng vô cùng, đây chính là mười phần ngụy quân tử. Hàn Nghệ cũng đã quen rồi, cười ha ha nói:
.- Ta tin rằng dùng tư duy thiên phú của Bùi công tử đi buôn bán, ta đây khả năng phải chuyển nghề.
.Nói xong hắn đưa ánh mắt lướt qua, nói:
.- Kỳ thật tại hạ có thể có ngày hôm nay, hơn phân nửa đều là vì người thông minh trong thiên hạ đều không muốn buôn bán. Nếu không phải như vậy, chỉ sợ Hàn Nghệ ta dù có phấn đấu năm mươi năm cũng không thể có thành tích như hôm nay.
.Vi Quý cười nói:
.- Coi như ngươi còn tự biết mình.
.Bùi Thanh Phong liếc Vi Quý, ánh mắt chứa tia bất mãn. Đây chính là tác phong tiểu nhân thực sự, không phải là việc làm của ngụy quân tử. Lập tức lại nói với Hàn Nghệ:
.- Hàn tiểu ca, tại hạ ngày ấy cũng xem qua “Thiếu niên Khổng Tử” của người, cảm thấy trong đó có chút không ổn. Ồ, nếu là lời nói không hợp lễ, mong rằng Hàn tiểu ca bao dung.
.Nhất định là một trận ném đá.
.Các Nho sinh còn lại nghe vậy liền biết sẽ có trò hay để xem
.Hàn Nghệ nói:
.- Đâu có, đâu có. Trên đời nào có thứ gì hoàn mỹ, vở kịch của ta có rất nhiều chỗ không phù hợp. Nếu Bùi công tử có thể chỉ ra, ta còn phải cảm kích công tử mới đúng.
.- Nếu Hàn tiểu ca đã nói như vậy rồi, tại hạ xin cứ việc nói thẳng
.- Bùi công tử mời nói
.Bùi Thanh Phong nói:
.- Thánh nhân nói: 'Thuật nhi bất tác; tín nhi hảo cổ” (Nghĩa là: Ta chỉ thuật lại mà không sáng tác ra, tin vào đạo lý đời xưa); là ngầm so sánh bản thân với Lão Tử. mà trong “Thiếu niên Khổng Tử” Khổng thánh nhân lại phản đối lý luận của Lão Tử. Đương nhiên, theo chuyện xưa mà nói, Khổng thánh nhân không làm sai. Tại hạ muốn nói là, tình tiết này an bài không hợp với tư tưởng Nho học của ta, quả thật không ổn.
.Đây là lời nói của người thông minh, nhằm vào không phải là Khổng Tử mà là Hàn Nghệ, không phải đã vô cùng rõ ràng.
.Những nho sinh kia cũng âm thầm gật đầu, cảm thấy điều này quả thật có chút không ổn.
.Ta còn tưởng ngươi có cao chiêu gì hay, giờ xem ra cũng chỉ thường thôi. Hàn Nghệ cười nói:
.- Ta cho rằng điều này không có chỗ nào không ổn. Ta ngược lại cảm thấy tình tiết này vừa vặn chỉ có ý nói một câu thôi.
.Bùi Thanh Phong cau mày:
.- Xin chỉ giáo
.Hàn Nghệ nói:
.- Thứ nhất, ta cho rằng Bùi công tử hơi có suy nghĩ sai lệch đối với câu nói lý giải kia. Nếu theo ý Bùi công tử mà nói thì Khổng thánh nhân há không phải là tự mình tát vào mặt mình. Lão Tử sống ở thời kỳ trước, Khổng Tử sống ở thời kỳ sau, điều này tất cả mọi người đều biết. Nói cách khác tư tưởng Đạo gia ở thời kỳ trước, tư tưởng Nho gia ở thời kỳ sau. Nhưng hai tư tưởng có chỗ giống, cũng có chỗ mâu thuẫn. Nếu Khổng Tử tin tưởng vào lời dạy người cổ, vậy ông không nên đề xuất tư tưởng mâu thuẫn với Đạo gia. Nói cách khác, Khổng Tử không ủng hộ với tư tưởng bản xứ của Lão Tử. Cho nên nếu dùng những lời này để bình luận lỗi sai thì Khổng Tử chẳng phải là sai lầm rồi. Sau này con cháu Nho gia gặp được con cháu Đạo gia, chỉ sợ đều không thể ngẩng đầu lên được. Mà con cháu Đạo gia có thể dùng một câu phủ định hoàn toàn tư tưởng Nho gia.
.Nhóm Nho sinh nghe thấy vậy đều vã mồ hôi lạnh điều này quả thực đáng sợ
.Bùi Thanh Phong cũng bị làm cho sợ tới mức ngẩn người, thầm mắng Hàn Nghệ thật xảo quyệt, động một chút lại khơi mào tranh giành giữa Nho và Đạo
.Vi Quý muốn bỏ qua, vội vàng đứng lên nói:
.- Bùi huynh ý nói là kịch bản, ngươi lôi cả Đạo gia ra làm chi.
.- Thật có lỗi! Thật có lỗi! Ta chỉ là muốn mượn Đạo gia để giải thích một chút.
.Hàn Nghệ cười, lại nói:
.- Ta chỉ là muốn nói rõ những lời của Khổng thánh nhân không phải nói chúng ta chỉ cần dựa theo tri thúc viễn cổ để làm việc thì sẽ đạt mà không cần đến những tiến bộ, điều đó là không thể. Chế độ Đường triều và chế độ thời Xuân Thu không hề giống nhau. Ta cho rằng ý tứ những lời này của Khổng thánh nhân chỉ nhằm miêu tả các sự kiện, không phải cuồng ngôn nhằm tăng giá trị bình luận, không phải phán xét hàng trăm đạo đức, không cường điệu cũng không cắt câu lấy nghĩa, dùng tài năng để lý giải nguyên ý.
.Đối với lời dạy của người cổ không phải để nói rằng lời cổ đại luôn luôn đúng, đây tuyệt đối là một quan điểm sai lầm. Chẳng lẽ nói hiện tại tất cả trái với kiến thức cổ xưa đều là những lý thuyết sai đó sao? Nếu đúng là như vậy thì thực sự là nhân loại luôn luôn thụt lùi, Đại Đường chúng ta lại không bằng các triều đại trước? Những lời này trên thuyết minh cổ xưa tất cả đều tồn tại khách quan, chúng ta đương nhiên phải tin tưởng, hơn nữa còn vui mừng vì đây là tổ tiên của chúng ta. Phận làm con cháu đương nhiên không thể phủ định và chán ghét tổ tiên của mình. Sự thật tức là sự thật, chúng ta nhất định phải tin tưởng sự hiện hữu của chúng. Nhưng sự thật là đúng hay không đúng, đây lại là một phạm trù khác. Cũng như “Thuật nhi bất tác” (ý nghĩa: chỉ thuật lại mà không sáng tác ra), những lời này chỉ giúp chúng ta có sự lý giải chuẩn xác hơn cho nguyên ý. Còn nguyên ý đúng hay sai lại là một vấn đề khác.
.Đây thực sự không phải là tôn chỉ sao? Vở kịch “Thời niên thiếu của Không Tử” không phải vừa mở màn đã nói lý luận của Lão Tử là sai, người thực sự tin tưởng và yêu thích. Bằng không, người căn bản sẽ không để trong lòng, mà nhanh chóng quên đi hết. Sở dĩ vì tin tưởng mới có thể sinh ra nghi hoặc, mới có thể khiến cho nhân loại tiến bộ. Vở kịch còn nhắc đến một số việc nhỏ trong sinh hoạt khiến Khổng Tử cảm thấy lý luận này dường như nói không thông. Nhưng người vẫn không vội đưa ra bình luận ngông cuồng. Người thật cẩn thận xác minh, cho đến khi trải qua hàng vạn lần thử nghiệm, người mới cố gắng lấy dũng khí đề xuất nghi ngờ. Đây không phải là tư tưởng “Thuật nhi bất tác, tín nhi hảo cổ” của Khổng Tử sao? Đâu là sự vĩ đại của các Thánh nhân, chính là có gan theo đuổi chân lý, nếu thánh nhân này không thiết lập một tư tưởng, thánh nhân kia nói được như thế lại là chân lý?
.Những lời này mới hay biết bao, nói đẹp của lời thánh nhân nói có đúng phải là chân lý không? Nếu là đĐúng, vậy Nnó chắc chắn đã được nghiệm chứng để tìm ra sự thực chứ không phải tự nhiên mà có. Như vậy, việc truy tìm chân lý trong vở kịch “Thời niên thiếu của Thiếu niên Khổng Tử” đưa ra lý luận này là hết sức hợp lý.
Bạn cần đăng nhập để bình luận