Hiệp Đạo Xuyên Đường Triều

Chương 764.1: Manh nha của tư tưởng khoa học

.Sừng sững không ngã!
.Không thể lay động!
.Đây cũng là phong cách nói chuyện điển hình của Hàn Nghệ.
.Lời Hàn Nghệ vừa nói ra không quan tâm Trịnh Bá Ngung và mọi người lúc này đang có bao nhiêu ý kiến đối với Hàn Nghệ, cũng sẽ cảm thấy hứng thú, ít nhất sẽ thật sự nghe hết.
.- Xin lắng tai nghe!
.Vương Thúc Bản mặt đầy vẻ hiếu kỳ nói.
.Nhanh như vậy thì mắc câu rồi, thật là không có tính thách thức khiêu chiến gì cả. Vẻ mặt Hàn Nghệ dần trở nên nghiêm túc, nói:
.- Về học thuật ta hiểu có lẽ chưa đầy đủ, nhưng ta là một thương gia, và cũng là quan viên, vì vậy về phương diện tạo thế tuyên truyền, tranh quyền đoạt lợi thì vẫn có chút hiểu biết. Lấy Phật giáo mà nói, phương thức quật khởi của Phật thật ra vô cùng đơn giản. Đầu tiên tư tưởng Phật giáo dựa vào kiếp trước, kiếp sau thu hút đông đảo dân chúng chưa có văn hóa tham gia, do đó khiến cho thế lực của mình lớn mạnh lên, như vậy sẽ khiến cho triều đình coi trọng, một khi triều đình coi trọng, thì càng nhiều người trong thiên hạ sẽ coi trọng Phật giáo, các đại thần cũng sẽ bắt đầu xem trọng, lợi dụng sử dụng một vài lý luận của Phật giáo để đạt được mục đích chính trị của chính mình. Như vậy lý luận của Phật giáo sẽ càng được mọi người có cùng nhận thức, đây chính là một cái vòng tuần hoàn. Đến nay dù lên triều không mặc áo cà sa nhưng với xu thế phát triển như vậy, rất khó đảm bảo sau này sẽ không xảy ra tình huống như thế.
.Trịnh Bá Ngung gật gật đầu nói:
.- Nói có lý, tín đồ Phật môn hơn phân nửa đều là người có phần ngu muội không biết gì.
.- Tiền bối nói rất đúng.
.Hàn Nghệ cười lại nói tiếp:
.- Nhưng đây hoàn toàn là khâu yếu kém nhất của Nho gia chúng ta. Nho gia cường thịnh được là do được bệ hạ ủng hộ nhưng thiếu sự góp mặt của bách tính. Tuy là Nho gia có giáo dục cảm hóa nhưng không trực tiếp mang lại cho dân chúng quyền lợi sát thực tế, ngược lại, lại trói buộc cuộc sống của người dân. Lợi ích sinh ra tất cả đều thông qua vua, nhưng hơn phân nửa dân chúng đều không rõ công lao trong tư tưởng Nho giáo, họ chỉ biết ca tụng nền chính trị quân chủ nhân từ mà không phải là Nho gia. Thánh thượng Thái Tông tuân theo Đạo giáo nhưng vẫn được nhân dân bách tính kính yêu.
.Từ đây cũng có thể chứng minh Nho gia dựa vào quân chủ quá mức, thiếu sự ủng hộ của dân chúng. Việc này ở Hán Triều không hề gì, nhưng hiện tại Phật giáo đang không ngừng thu nạp những dân chúng kia. Đúng như những gì ta vừa mới nói, một khi dân chúng đều tin Phật thì quân chủ sao có thể lấy Nho gia làm tư tưởng trị quốc được. Cho dù có dùng cũng sẽ xem lấy danh tiếng của Phật giáo bởi vì làm như vậy sẽ lấy được lòng dân. Một khi vua không cùng nhận thức với tư tưởng Nho gia nữa thì Nho gia sẽ gặp phải đả kích mang tính hủy diệt. Ta nghĩ các vị hẳn là không quên Tần Triều đốt sách chôn nho đi.
.Mấy người vừa nghe xong không kiềm được thở ra một hơi lãnh khí.
.Đốt sách chôn nho là nỗi đau không thể quên được ở Nho giáo, cũng chính bởi vì đốt sách chôn nho làm cho tư tưởng chính thống Nho gia của Khổng Mạnh mất đi quá nửa. Tư tưởng Nho gia hiện tại thực ra có khác với tư tưởng Nho gia thời kỳ Tiền Tần.
.Cũng bởi vì Tần vương sớm hướng tôn sùng Pháp gia, dựa vào Pháp gia mới quật khởi. Tư tưởng Nho gia ở Tần triều cơ bản cũng không được sủng ái, nhưng tư tưởng Nho giáo có thể nói là luôn sát bên mình quân chủ. Phật giáo thì lại trái ngược lại. Phật giáo với chính sách của triều đình không có nửa điểm liên quan, hoàn toàn chính là hướng về dân chúng bách tính. Thế nhưng, nếu Phật giáo có sự ủng hổ của quần thể dân chúng khổng lồ này, thì triều đình không muốn cũng phải thừa nhận Phật giáo.
.Thảm họa đang ở phía trước, đám người Trịnh Bá Ngung không thể tránh khỏi nghĩ mà kinh, càng nghĩ càng sợ hãi.
.Lư Thu Tử hoang mang nói:
.- Cho dù ngươi nói rất đúng, thế nhưng lời bàn này ngươi lại có thể thay đổi tất cả?
.- Không sai !
.Hàn Nghệ đáp lại vô cùng khẳng định.
.- Vậy ngược lại ngươi hãy nói một chút xem.
.Lư Thu Tử hiếu kỳ nói.
.Hàn Nghệ nói:
.- Muốn thay đổi tình thế như thế này, đầu tiên Nho gia phải thay đổi sách lược trước kia, khởi đầu là hướng tới bách tính, tăng cường ảnh hưởng ở trong lòng bách tính, làm cho ngày càng nhiều người sùng bái tư tưởng Nho gia. Thế nhưng dân chúng không biết chữ, dựa vào tư tưởng hiện hữu khó có thể làm cho dân chúng thấy được quyền lợi liên quan trực tiếp, như vậy nhất đinh phải gia tăng vào đó những tư tưởng mới. Có hai biện pháp, thứ nhất chính là học tập ở Phật giáo, tăng thêm quan điểm kiếp trước kiếp sau nhưng như vậy là không thể nào bởi vì Khổng thánh nhân đã nói rõ “Không có sinh, làm sao có tử!”. Thế nên chỉ có thể đi bằng con đường thứ hai, là hoàn toàn tương phản lại với con đường của Phật giáo. Chúng ta sẽ nói chuyện kiếp này, không nói chuyện kiếp trước, cũng không nói đến chuyện kiếp sau, tự thân phát huy những đặc điểm và ưu thế. Thật ra thì với bách tính mà nói kiếp này mới là quan trọng nhất.
.Như vậy chúng ta nhất định sẽ phải tìm ra một điểm vào, đem tư tưởng Nho gia chuyển về hướng bách tính, cũng chính là tinh thần nghiên cứu đến cùng để biết được nguồn gốc sức sống của sự vật. Cuối cùng làm thế nào vận dụng tinh thần nghiên cứu ý nghĩa chủ yếu nguồn gốc của sự vật đi trợ giúp bách tính, mang đến cho bách tính những quyền lợi thực tế nhất. Đúng như ngôn luận mà ta vừa mới nói, phát huy thiên phú của các nho sinh, đi trợ giúp nông phu trồng ra ngày càng nhiều lương thực, đi khởi công xây dựng thủy lợi, sáng tạo ra những phát minh mới, trực tiếp mang đến cho bách tính cuộc sống ngày càng đầy đủ sung túc. Nếu như mỗi một hạt cơm trong bát của bách tính đều tràn đầy trí tuệ của Nho gia, trong lòng bọn họ có thể không nhớ kỹ Nho gia ra sao? Như Thần Nông kia được là người kính trọng cũng là bởi vì ông ấy xả thân cứu người, thường dùng các loại cây cỏ trị bách bệnh, đây mới là sự trợ giúp thực tế nhất. Một khi tư tưởng của Nho gia có thể thẩm thấu thâm nhập vào từng chi tiết trong tất cả cuộc sống của dân chúng, thì lực ảnh hưởng của Nho gia còn ai có thể lay động được?
.Mấy người gật đầu nhưng vùng xung quanh lông mày lại đều nhăn thành chữ Xuyên (


), lộ vẻ vô cùng mâu thuẫn.
.Trịnh Bá Ngung nói:
.- Tuy nói như vậy nhưng đây cũng không phải là tư tưởng của Nho gia ta.
.Hàn Nghệ nói:
.- Mạnh Tử không phải cũng dựa trên cơ sở tư tưởng của Khổng Tử, gia tăng thêm tư tưởng của mình sao? Còn có Đồng Trọng Thư kia đều là xem xét thời thế trên cơ sở tư tưởng của Nho gia thêm vào đó sự thay đổi, nghênh hợp với chế độ và tình hình trong nước. Hiện tại Nho giáo đối mặt với thế giáp công của Phật giáo và Đạo giáo, nhất định phải thay đổi, đương nhiên, ta nói thay đổi cũng không phải là phải thay đổi tư tưởng cốt yếu của Nho gia. Điều này đương nhiên là không thể được.
.Tư tưởng của ta là vẫn giữ nguyên tư tưởng hướng về quân chủ, lại gia tăng tư tưởng nghiên cứu đến cùng để biết nguồn gốc sự vật đối với bách tính. Nói như vậy là tư tưởng Nho gia từ trên xuống dưới có thể hình thành hệ thống đầy đủ, bao hàm từng tầng bậc.
Bạn cần đăng nhập để bình luận