Hiệp Đạo Xuyên Đường Triều

Chương 893.2: Thế vai.

.Thôi Nghĩa Huyền khinh thường nói:
.- Ngươi nói khoa cử không hoàn thiện, vậy ngươi hãy nêu lí do ra đi.
.Hàn Nghệ nói:
.- Đầu tiên nói một chút, đối với nội dung khoa thi hiện giờ ta cực kỳ phản đối, hơn nữa là phản đối từ cái thực chất bên trong của nó.
.Phản đối từ cái bản chất bên trong của nó? Lý Trị khóe miệng co quắp lại, thật muốn dán cái miệng của đối phương lại, y chịu đựng giận dữ nói:
.- Hả? Không biết Hàn ái khanh vì sao lại có ý kiến lớn như vậy đối với nội dung khoa thi lần này thế, trẫm cũng muốn nghe xem thử.
.Hàn Nghệ ngẩng đầu ngạo khí nói:
.- Hồi bẩm bệ hạ, bởi vì vi thần cảm thấy chế độ khảo thí như hiện giờ không thể nào tuyển chọn được nhân tài giống như vi thần vậy.
.- Phụt!
.Không ít quan viên lúc này cười văng lên, mà số quan viên còn lại cũng thật buồn cười, không khí lập tức liền trở nên dễ chịu hơn, lý do này không thể không phục nha.
.Hứa Kính Tông cười lạnh nói:
.- Nhưng người tài giỏi giống như Hoàng gia Đặc phái sứ vậy thật sự là trăm năm khó gặp, kì thi tuyển không ra cũng là chuyện hết sức bình thường.
.- Hứa đại học sĩ quá khen.
.Hàn Nghệ khẽ mỉm cười, lại nói:
.- Khoa cử là để chọn lựa nhân tài cho triều đình, triều đình cần chính là nhân tài trị quốc, nội dung khoa cử nên có liên hệ đến việc trị quốc. Khoa cử tiền triều phân rõ ràng minh kinh và tiến sĩ, mà chế độ của triều đình ta tuy rằng tăng thêm rất nhiều khoa, nhưng vẫn là lấy minh kinh và tiến sĩ làm hai chuyện chính, thậm chí rất nhiều khoa đều là danh nghĩa, không được coi trọng, cái này đợi lát nói sau. Ta trước bàn về minh kinh đi, đề mục của kì thi minh kinh chủ yếu là viết chính tả và đọc thuộc lòng, cùng với một chút thi vấn đáp (vấn đáp về tình hình chính trị đương thời), nhưng đọc sách không phải là để cho ngươi viết chính tả và đọc thuộc lòng, mà là cho ngươi học và biết dùng.
.Hứa Kính Tông nói:
.- Nhưng mà ngươi ngay cả đọc cũng đọc không ra được, như vậy ngươi làm thế nào để mà học và biết dùng?
.Hàn Nghệ nói:
.- Vấn đề ngay ở chỗ này, nếu nội dung kì thi của chúng ta dính đến rất nhiều nội dung về phương diện kinh thư, nếu như ngươi không hề xem qua vậy khẳng định ngươi sẽ không trả lời được, làm gì lại cần đi thi kì thi minh kinh đâu? Văn hóa Đại Đường chúng ta bác đại tinh thâm, người ra đề mục có ra đề mục nghệ thuật, đề mục viết chính tả, vậy đơn giản chính là làm mất mặt triều đình, chỉ cần biết nhận mặt chữ, vậy cũng có thể đi ra đề mục, để ta làm ta làm cũng xong a.
.Một số đại thần đều gật đầu, đề mục kì thi thì nên dính tới một chút kinh thư, cần gì phải đi viết chính tả? Nhưng đa số đại thần đối với chuyện này vẫn cứ cười nhạt.
.Hứa Kính Tông nói:
.- Minh kinh chỉ là một phần mà thôi, triều đình chọn lựa quan viên, chủ yếu dựa vào khoa thi tiến sĩ.
.- Khoa thi tiến sĩ này so với khoa thi minh kinh thì hơi thú vị hơn một chút, chủ yếu thi phú cùng thi vấn đáp, là yêu cầu sáng tạo, không phải học bằng cách nhớ, nhưng mà khoa thi tiến sĩ vẫn lấy chuyện văn chương làm trọng, nhất là thi phú, nó chiếm một phần rất lớn, thậm chí còn quan trọng hơn cả phần thi vấn đáp. Triều đình quả thật yêu cầu nhân tài phương diện này, nhưng mà cũng chỉ là một phần nhỏ mà thôi. Văn thơ có hay hay không cũng không có bất cứ quan hệ nào với chức năng của một tể tướng cả, Tể tướng chỉ cần văn chương ổn, chữ viết tốt là xong, không cần phải làm ra những câu văn hay lưu lại thiên cổ làm gì. Chức trách của tể tướng chính là phải phụ trợ quân chủ, thống trị tốt thiên hạ, làm thơ chỉ tính là một sở thích, tính là việc tu dưỡng bản thân mà thôi, ngươi viết thơ hay đến đâu cũng không có bất cứ liên quan gì đến việc thống trị quốc gia cả.
.Lời này vừa ra, gần như đã đem toàn bộ văn thần đều đắc tội, bọn họ tức giận đến mức dựng râu trừng mắt, lập tức đứng ra chỉ trích Hàn Nghệ, ngươi đây là làm nhục người đọc sách nha.
.Nhưng mà các võ tướng lại thưởng thức quan điểm của Hàn Nghệ, hạ thấp tài văn chương, vậy là có thể gia tăng hi vọng ra ngoài là Tướng quân, vào triều là Tể tướng của bọn họ, cho nên tất cả đều đứng ra phản bác lại đám văn thần.
.Cuộc tranh giành của hai phe văn võ tại Đường triều vốn chưa bao giờ chấm dứt, bởi vì văn võ là bình đẳng, thẳng đến triều Tống mới bắt đầu lấy văn thần là chủ.
.Mắt thấy một hồi văn tranh võ đấu lại muốn trình diễn, Lý Trị vội vàng quát bảo bọn họ ngưng lại, y lại nhìn về phía tên đầu sỏ gây tội kia nói:
.- Vậy theo ý khanh nên kiểm tra cái gì đây?
.Hàn Nghệ nói:
.- Vi thần cho rằng điều trước tiên phải làm chính là phế minh kinh, thi phú văn vẻ gộp thành một khoa thi, dù sao triều đình cũng cần nhân tài phương diện này, nhưng nếu muốn chọn lựa hiền thần có thể phụ trợ bệ hạ thống trị thiên hạ, vi thần cảm thấy nên lấy tình hình chính trị hiện nay làm trọng, cũng chính là kì thi vấn đáp bên trong khoa thi tiến sĩ. Kinh thư cùng sách sử, đều là dạy người nên thống trị thiên hạ như thế nào, đọc những sách đó cũng là vì thế, vậy nên triều đình cũng nên lấy đó mà kiểm tra. Hiện giờ Đại đường chúng ta còn có rất nhiều vấn đề khó có thể xử lý, cứ nói đến chuyện lựa chọn quan viên mới này, phải làm sao để tận dụng được tối đa, người tài được trọng dụng, hơn nữa để người trong thiên hạ tin phục. Đây là một đề mục rất tốt. Còn có trận đại hạn ở Trinh Quán vào trước đó nữa, triều đình nên đối mặt với tai nạn bất thình lình này như thế nào, nên phòng ngừa trong tương lai như thế nào. Còn có việc sát nhập đất đai, nên phòng ngừa việc ấy như thế nào để cam đoan được ích lợi của dân chúng.
.Giống như


trần thì chính sơ


của Mã Hiền Tướng,


sách trị an


của Cổ Nghị,


gián trục khách thư


của Lý Tư, những thiên cổ kỳ văn ấy đều là luận chứng đối với tình hình chính trị đương thời, chúng không phải là chỗ tựa lưng mà là học và áp dụng, triều đình cần chính là những nhân tài như vậy, đương nhiên phải coi đây là chủ yếu, cũng có thể kiểm tra những nội dung này vào kì thi. Lúc trước tiên đế coi trọng Mã Hiền Tướng, cũng là bởi vì một thiên


Trần thì chính sơ


kia mà thôi. Tiên đế hẳn là không hỏi ngài ấy có thuộc và đọc được "Đại học", "Trung dung" hay không. Chẳng sợ Mã Hiền Tướng đọc không được, chỉ dựa vào một thiên kì văn ấy, cũng đã đủ thể hiện được tài tể tướng.
.Mà khoa thi tiến sĩ hiện nay, thi phú chiếm hữu tỉ trọng quá lớn, xin thứ cho vi thần nói một câu hơi chút tự đại, thi phú của vi thần thắng Mã Hiền Tướng, thắng qua Lý Tư, nhưng nếu bàn về thuật trị quốc vi thần xa không bằng Mã Hiền tướng. Nếu đem tình hình chính trị đương thời đặt chung một chỗ với thi phú, xem nó là chung một khoa, nhưng vậy chẳng những tăng mạnh độ khó khăn của khoa cử, còn sẽ làm cho triều đình mất đi rất nhiều nhân tài. Có một số kì tài trị quốc chỉ vì thi phú viết không được tốt dẫn đến chuyện không nhập sĩ được, đây là sự tổn thất của triều đình.
Bạn cần đăng nhập để bình luận