Hiệp Đạo Xuyên Đường Triều

Chương 517.1: Cuộc thi hùng biện (hạ)

.(¯`'•. ¸ (¯`'•. ¸† Nhóm dịch dịch Nghĩa Hiệp †¸. •'´¯) ¸. •'´¯)
.Hay cho tên Lư Khai Minh nhà ngươi, dám chơi trò này với ta, ngay cả gia tộc của mình cũng mặc kệ luôn, đúng là đáng ghét.
.Thôi Hữu Du hơi hơi cau mày. Y biết cục thế hiện tại đã rất bất lợi cho đội của y. Không phải những lời này của Lư Khai Minh khó phản bác tới mức nào, mà vì hơn phân nửa Ban giám khảo ở đây đều xuất thân sĩ binh, cũng chính là người nghèo. Không cần nghĩ cũng biết, tư tưởng “Hữu giáo vô loại” mà Lư Khai Minh chủ trương, rất phù hợp với những gì mà thành viên trong Ban giám khảo nghĩ trong lòng. Nếu để họ chọn, họ đương nhiên sẽ không tán thành ranh giới của giáo dục chính là ở sự giàu nghèo quý tiện, họ nhất định sẽ nghiêng về phía của Lư Khai Minh.
.Nên biết rằng Lư gia là gia tộc đẳng cấp nhất bây giờ, có thể nói là quý tộc trong giới quý tộc. Ngươi thân là một tử đệ quý tộc, sao lại đi nói giúp cho bọn thứ tộc này chứ.
.Nghĩ tới đây, y không khỏi tức giận liếc mắt nhìn Hàn Nghệ. Chính tên này đã khiến cho giới quý tộc lủng củng nội bộ, lại đi cho bọn thứ tộc làm Ban giám khảo. Thật sự là giảo hoạt quá đi.
.Lư Khai Minh nhỏ tuổi liếc mắt nhìn xung quanh vài cái, thấy không ít đại thần đều đang gật đầu, bao gồm cả Lý Trị và Trưởng Tôn Vô Kỵ, y lặng lẽ ngồi xuống, lòng thầm mừng, trên mặt còn mang chút vẻ giảo hoạt, trông như rất đắc ý. Không thể không nói một câu, chiêu này của y đích thực rất nham hiểm, cả y cũng không biết là y đã bán cả gia tộc mình mất rồi.
.Nhưng thế cũng không thể trách y được. Một là, tuổi của y vẫn còn nhỏ, nên sẽ không suy nghĩ quá sâu. Hai là, y từ nhỏ đã bị người nhà và bạn bè xem như người bệnh, điều này khiến y cảm thấy vô cùng uất ức. Y muốn chứng minh bản thân mình, bất luận là văn cũng được, võ cũng được. Y muốn chứng minh bản thân là một người bình thường, thậm chí còn ưu tú hơn người bình thường khác. Lần này y quá muốn thắng, nên y đã bỏ qua rất nhiều thứ. Phát ngôn này của y, có phần là đã được chuẩn bị sẵn từ trước, nhưng có phần lại là y vừa nghĩ ra tức thì.
.Hàn Nghệ cuối cùng cũng tìm được cơ hội gõ cây búa gỗ của hắn xuống, nói:
.- Bên chính, các ngươi có thể phái đại biểu ra biện luận rồi.
.Thôi Hữu Du ngẩn ra, thu hồi ánh mắt, nhìn sang trái lại nhìn sang phải, thấy không ít người bên mình đều đang trầm tư suy ngẫm. Y nghĩ một chút, rồi đứng dậy nói:
.- Bên biện cứ lấy “hữu giáo vô loại” ra phản bác, nhưng ta cảm thấy, “hữu giáo vô loại” vừa hay là một luận cứ vô cùng quan trọng chứng minh quan điểm của bên chúng ta.
.Tất cả nghe xong đều ngẩn ra, cả Lý Trị lẫn Trưởng Tôn Vô Kỵ đều rất nhìn Thôi Hữu Du một cách hiếu kỳ. Hai câu này rõ ràng mâu thuẫn nhau, tại sao lại trở thành luận cứ quan trọng của bên chính?
.Cơ hồ như tất cả người ở đây đều không hiểu.
.Thôi Hữu Du cười một cách tự tin, nói:
.- Các vị, các vị đừng quên rằng, ngoại trừ “hữu giáo vô loại” ra, Khổng thánh nhân còn đề xuất một tư tưởng giáo dục vô cùng quan trọng, đó chính là “nhân tài thi giáo”. Trước đó đã có người nói, thiên tư của mỗi người không như nhau, nhưng thiên tư không giống nhau, thì không thể gọi là ngu dốt được. Phó đốc sát có một câu nói rất hay, “trời sinh ta ra ắt hữu dụng”, mỗi người đều có thứ bản thân sở trường và không sở trường. “Nhân tài thi giáo” chính là từ đấy mà ra, khiến người ta có thể phát huy sở trường kìm chế sở đoản. Dạy binh sĩ binh pháp, được sao? Được. Nhưng thích hợp sao? Ta không nghĩ là thích hợp. Sở trường của binh sĩ chính là lên chiến trường đánh giặc, nhưng ta lại kêu y đi làm mưu sĩ. Nếu cả thiên hạ này đều là mưu sĩ, vậy thì ai lên chiến trường giết giặc? Chỉ có thể nói là hại mình hại người thôi. Dạy cho nông dân “quân tử chi đạo”, được sao? Được. Nhưng thích hợp không? Chưa chắc, dù sao cày ruộng không cần tới “quân tử chi đạo”.
.“Hữu giáo vô loại” câu này không nói sai. Ai ai cũng có thể dạy được, nhưng dạy cái gì? Vậy thì cần phải “nhân tài thi giáo” rồi. Dạy nông dân trồng ruộng thế nào, dạy thợ dệt dệt vài thế nào, đây thực ra chính là giáo hóa. Không nhất thiết phải dạy những gì thánh nhân nói, hay tứ thư ngũ kinh. Mà quan điểm của bên chúng ta, chính là chứng minh có nhất thiết phải dạy các học vấn như thi, nhạc, lễ hay không? Ta cảm thấy không cần thiết. Khổng thánh nhân cũng không cảm thấy nhất định phải dạy. Nếu ai ai cũng đi học sách thánh hiền, vậy ruộng ai cày? Không có lương thực, ngay cả sống cũng sống không nổi, tới lúc đó đất nước ắt sẽ diệt vong. Ý của Khổng thánh nhân là, người có thiên phú học tập thì để y đi học, người không có thiên chất thì để y đi làm việc khác, không nhất thiết phải để họ hiểu những đạo lý này, chỉ cần nói cho họ biết nên làm thế nào là được, đều là dạy, không phải nhất định phải nói cho họ biết tại sao làm thế mới là dạy, vì thế “hữu giáo vô loại” không thể phản bác lại quan điểm của bên chúng ta.
.Vả lại chúng ta cảm thấy, câu nói này còn ẩn chứa một đạo lý vô cùng thiết thực, chính là “nhân tận kỳ tài”, đặt những người có thiên chất khác nhau vào đúng vị trí thích hợp, sau đó “nhân tài thi giáo”. Chẳng hạn như, Thái úy nói với Thượng thư tại sao phải làm như thế, đây là “dạy”. Thái úy nói cho bá tánh biết nên làm thế nào, đây cũng là “dạy”. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ vị trị của Thượng Thư và bá tánh. Đương nhiên, tôi vẫn nhấn mạnh một lần, “trời sinh ta ra ắt hữu dụng”, giữa nông dân và Thượng thư chỉ là khác nhau ở vị trí sở tại, và sở trường của mọi người khác nhau mà thôi. Thượng thư nhất định cũng không cày ruộng giỏi bằng nông dân, không có lương thực của nông dân, người đi học sẽ đói chết. Có câu nói là “đại trí nhược ngu, đại ngu nhược trí”.
.Không hổ danh là con cháu của Bác Lăng Thôi thị, quả nhiên lợi hại. Hàn Nghệ nghe mà thầm tấm tắc khen, đặc biệt là câu cuối cùng, Thôi Hữu Du không chỉ củng cố địa vị của giới quý tộc, còn nhận được hảo cảm của Ban giám khảo. Nếu Ban giám khảo là quý tộc, chưa chắc gì y sẽ nói những lời cuối.
.Thôi Hữu Du tiếp tục nói:
.- Vậy thì có phải là dạy cũng được không dạy cũng được không? Trước đó Mộ Dung Chu Hàng nói, ta dạy họ một vài đạo lý, thế nào họ cũng sẽ hiểu, dạy còn hơn không dạy. Nhưng thật sự là như thế sao? Ta thấy chưa chắc. Bởi vì trong này còn có một sự hiểu lầm. Nếu thiên tư của bá tánh chưa đạt đến trình độ hiểu được những đạo lý đó, nhưng họ lại không phải hoàn toàn không hiểu, vậy thì rất có thể họ sẽ hiểu lầm thành một ý khác. Điều này vô cùng nguy hiểm, sự sai lệch về tư tưởng rất có khả năng sẽ gây ra đại họa. Chẳng hạn như, “quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”, nếu họ lý giải nửa câu sau thành giành lấy tiền tài bằng cách nào cũng có đạo lý cả, thì người này sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Vì thế có một số đạo lý đối với một số người mà nói, không dạy còn hơn. Đây mới là tư tưởng mà Khổng thánh nhân muốn biểu đạt.
.- Nói hay lắm!
.- Ha ha! Không hổ danh là con cháu của Bác Lăng Thôi thị, quả nhiên xuất chúng hơn người.
.Các đại thần đều trầm trồ khen ngợi.
.Lý Trị nghe xong cũng gật đầu tán thưởng, còn hỏi Trưởng Tôn Vô Kỵ đứng một bên:
.- Người này là?
.Trưởng Tôn Vô Kỵ nói:
.- Người này là hậu nhân của Bắc Nghệ hiền tướng Thôi Hạo.
.Lý Trị gật đầu nói:
.- Hèn chi.
.Thôi Hữu Du chắp chắp tay, lui ra sau, đúng thật là thư thả vô cùng.
.Lư Khai Minh nghe xong cau chặt lông mày, vắt óc nghĩ cách phản biện, đồng thời người của bên biện cũng đang vò đầu bứt tai.
.Nhưng những lời biện muận này của Thôi Hữu Du, thật sự không có sơ hở nào hết. Y vừa phân tích từng chữ một, lại vừa nhắc đến quy tắc sinh tồn của loài người. Không thể tất cả mọi người đều đi cày ruộng, cũng không thể tất cả mọi người đều đi học. Sau đó lại tới sự hưng vong của đất nước. Điều khiến tất cả thán phục nhất, chính là y đã che đậy được mục đích muốn ngu dân để thống trị bá tánh của giới quý tộc.
.Rất nhiều người xuất thân binh sĩ nghe xong đều gật đầu liên tục. Bản thân ta thích hợp cày ruộng đánh giặc, cho dù có đi học, cũng chỉ tổ tốn thời gian. Vả lại ta cũng không thích đọc sách làm thơ, chẳng thà tập trung tinh lực vào việc cày ruộng đánh giặc còn tốt hơn. Chẳng phải nói “nhân tận kỳ tài” sao?
.Chử Toại Lương thấy bên biện đều cúi đầu xuống không nói gì hết, mỉm cười nói:
.- Xem ra thắng bại đã rõ.
.Bọn Lý Trị cũng gật đầu, họ cũng cảm thấy bên biện khó có thể giành chiến thắng.
.Chính vào lúc này, ánh mắt của Hàn Nghệ liếc sang một người. Người này chính là Dương Mông Hạo. Thật ra Dương Mông Hạo sớm đã xắn tay áo chờ tới lượt rồi. Y chở nãy giờ, chờ cơ hội bên biện hết cách, sau đó y sẽ xuất hiện với tư thế sáng chói của một đấng anh hùng siêu cấp, nhất cử phản công, giải quyết dứt khoát. Đây mới là cảnh giới cao nhất trong việc “chơi nổi”.
.Dương Mông Hạo thấy ánh mắt của Hàn nghệ liếc về phía này, biết rằng cơ hội của mình tới rồi, y một tay chống cằm, nói:
.- Không đúng, không đúng, không đúng.
.Vì đang rất là yên tĩnh, nên giọng của y nghe rõ vô cùng.
.Mọi người nhìn về phía giọng nói phát ra, thì thấy là Dương Mông Hạo lên tiếng, không khỏi trợn tròn mắt. Dương Mông Hạo là ai, là “Khoác loác đại vương”, y có thể ngồi ở phía đối diện, đã là một sự sỉ nhục cho bên biện rồi.
.Mộ Dung Chu Hàng nói:
.- Tiểu Mông, đệ đừng nói bậy.
.Dương Mông Hạo chính là người đã gạt cả Hàn Nghệ, kỹ thuật diễn thì khỏi phải nói. Y ngẩng khuôn mặt ngây thơ lên:
.- Đệ không nói bậy, đệ chỉ là cảm thấy Thôi ca ca nói không đúng thôi.
.Giọng của y không lớn, nhưng tất cả mọi người đều nghe thấy rồi.
.Liễu Hàm Ngọc tâm niệm nhất chuyển, nếu để Dương Mông Hạo làm đại biểu, vậy thì hiệp này họ thắng chắc rồi, vì thế y cười nói:
.- Tiểu Mông có cao kiến gì, cứ nói thẳng đừng ngại.
.Đại biểu bên chính đều mặt mang ý cười bỡn cợt.
.Mộ Dung Chu Hàng nói với vẻ mặt không vui:
.- Tiểu Mông, sao đệ lại lên tiếng?
.Dương Mông Hạo bĩu môi, trông ủy khuất tới mức muốn khóc.
.Tiểu tử này, làm cảnh sát làm chi, đi theo ta lăn lộn, làm kẻ lừa đảo mới đúng! Không đúng, giờ ta là người nắm quyền thứ hai trong cục cảnh sát, vậy cũng xem như đi theo ta lăn lộn rồi! Hàn Nghệ gõ gõ búa gỗ:
.- Bên biện, các trò có thể phái đại biểu ra biện luận rồi.
.Mọi người đưa mắt nhìn nhau, nhưng không ai đứng dậy cả.
.Lý Trị không biết Dương Mông Hạo, ngay cả tên cũng không biết, nên hiếu kỳ nói:
.- Vừa nãy không phải có người nói những gì Thôi Hữu Du nói là sai sao? Nếu là vậy, sao không ra đây biện luận?
.Nếu y biết tính của Dương Mông Hạo, y nhất định sẽ không nói như vậy.
.Hoàng đế cũng đã mở miệng rồi, Dương Mông Hạo không trả lời không được, vả lại bên biện cũng đích thực là hết cách rồi, vả lại bản thân Dương Mông Hạo là một cái cớ vô cùng hay, thua rồi có thể nói là tại Dương Mông Hạo nói bừa, vì thế họ lại nhiệt tình đưa Dương Mông Hạo đứng lên biện luận.
.Trong lòng Dương Mông Hạo hiểu rất rõ, thầm khinh bỉ, nhưng bên ngoại thì đứng lên một cách rụt rè, nói:
.- Bệ hạ, những lời ban nãy là do tiểu tử nói ạ.
.Lý Trị thấy là một hậu sinh mười lăm, sáu tuổi, trong lòng thầm thất vọng, nhưng vẫn cười nói:
.- Vậy người nói tiếp đi.
.- Vâng.
.Dương Mông Hạo gãi gãi mặt một cách trẻ con, nói:
.- Tiểu tử cảm thấy những gì các ca ca nói vừa này đều không đúng ạ.
.Không hổ danh là đại biểu bên biện, phản đối luôn người của mình.
.Uất Trì Tu Tịch ha ha cười nói:
.- Không lẽ ngươi cảm thấy bên ngươi nói cũng không đúng sao?
.Dương Mông Hạo gật gật đầu.
.Bọn Lư Khai Minh đều che mặt lại.
.Lý Trị thì lại rất có hứng thú, nên hỏi tiếp:
.- Vậy ngươi nói lý do cho ta xem.
.Vì tuổi của Dương Mông Hạo nhỏ, nên mọi người đều dùng thái độ của trưởng bối đối xử với y, thế nên quân mất cả quy tắc, khiến cho Hàn Nghệ mấy lần muốn hạ búa ra hiệu im lặng cảm thấy rất buồn bực, dù sao người cứ mở miệng nói là Hoàng thượng mà.
.Dương Mông Hạo nói:
.- Vừa nãy mấy vị ca ca, cứ luôn tranh luận ý nghĩa của hai câu “hữu giáo vô loại” và “dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi”, rốt cuộc là giống nhau hay trái ngược nhau. Sở dĩ họ tranh luận về điểm này, chẳng qua là muốn thông qua câu nói này để chứng minh “dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi” nghĩa là gì. Nhưng ta thấy như thế là không đúng.
Bạn cần đăng nhập để bình luận