Hiệp Đạo Xuyên Đường Triều

Chương 1400.2: Tiến trình thống nhất đất nước.

.Nhưng nếu đặt ở Trung Nguyên, vậy thì hoàn toàn khác hẳn rồi, bởi vì Trung Nguyên đã có chế độ vô cùng hoàn thiện, nếu ngươi làm như vậy, có nghĩa làm suy yếu cực lớn quyền lực của triều đình, là ai quyết định, việc này trước tiên không nói, chỉ căn cứ vào chi tiêu cơ bản của triều đình để định thuế, điều này đối với hoàng quyền mà nói thật là đòn trí mạng, vậy thì đối với bách tính mà nói chắc chắn là hết sức có lợi, bởi vậy giai cấp thống trị sẽ không thể nào chấp nhận được. Tù trưởng Tây Bắc đồng ý chấp nhận, đó là bởi vì thu thuế không phải là cho bọn họ, bọn họ là người nộp thế, đương nhiên bọn họ sẽ không sao cả, nhưng Lý Trị thì khác, y là người thu thu thuế. Bởi vậy sự do dự của Lý Trị thực ra không phải ở chỗ thương hay nông, dù sao thì bách tính trên thảo nguyên hoàn toàn khác với bách tính ở Trung Nguyên, điều này chẳng sao cả, nhưng ngươi làm ở Tây Bắc thì có thể, nhưng ngươi dựa vào gì mà cho rằng sẽ không ảnh hưởng đến Trung Nguyên.
.Đây mới là băn khoăn của Lý Trị.
.Hàn Nghệ nói: - Hồi bẩm bệ hạ, nếu cái này được chấp hành vô cùng tốt, quả thực sẽ ảnh hưởng đến Trung Nguyên, nhưng sẽ mang lại chỗ tốt cho triều đình, chứ không phải chỗ xấu.
.Lý Trị sửng sốt, nói: - Sao lại nói thế?
.Hàn Nghệ nói: - Bệ hạ, luật thuế này thoạt nhìn là hạn chế quyền lực của quan phủ, nhưng thật ra là mang lại càng nhiều quyền lực hơn cho triều đình. Bởi vì trong bộ luật thuế này của vi thần, tính linh hoạt hết sức lớn, thay đổi tùy địa phương, tùy người mà khác, cần phải không ngừng điều chỉnh. Mà cái này vừa vặn là chỗ khuyết thiếu nhất của chế quân điền, cái này có thể hoàn thiện rất tốt luật thuế của triều ta.
.Lý Trị nghe ra một chút ý tứ: như vậy - Khanh nói tiếp đi.
.- Vi thần tuân mệnh!
.Hàn Nghệ tiếp tục nói: - Sự diệt vong của bất cứ triều đại nào, chênh lệch giàu nghèo vĩnh viễn đều là sợi dây dẫn lửa, bởi vì lợi ích chỉ có bất nhiêu, người giàu chiếm lấy tiên cơ, vậy thì sẽ chỉ càng ngày càng giàu, người nghèo tự nhiên sẽ càng ngày càng nghèo, đây cũng là lý do tại sao các triều đại đều ngăn chặn việc thôn tính đất đai. Cùng với người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo, khiếm khuyết của chế quân điền sẽ bộc lộ ra, người nghèo không có đất đai gì, không nộp nổi thuế, mà người giàu nắm giữ lượng lớn của cải thì lại hưởng thụ đãi ngộ bớt lao dịch, giảm thuế phú của triều đình, như vậy trong vô hình trung cũng sẽ giảm bớt nguồn thu tài chính, bởi vậy cùng với sự dịch chuyển của thời gian, Đại Đường ta càng ngày càng giàu có, chế độ thuế má cần phải thay đổi, bởi vì hiện nay đã rất khác so với thời kỳ Trinh Quán, ít nhất là đất đai trong tay triều đình càng ngày càng ít, mà đất đai trong tay địa chủ càng ngày càng nhiều, vậy thì trưng thêm thuế của người giàu, đó là thế tất yếu. Nếu có thể khiến cho việc thu thuế trở nên linh hoạt hơn, bất cứ lúc nào cũng căn cứ vào tình hình trong nước mà kịp thời điều chỉnh, cân bằng giàu nghèo, như vậy cũng có thể tiêu trừ mâu thuẫn trong nước. Tuy nhiên, các triều đại đổi thay phàm là đề xuất sửa đổi thuế đều sẽ dẫn đến tranh luận vô cùng lớn, bởi vì bách tính thiên hạ đã quen với chế độ thuế cũ, nếu triều đình đột ngột tăng thuế, cho dù là điều chỉnh chính sách lớn là vì nghĩ cho bách tính, bách tính thiên hạ cũng sẽ cảm thấy bất mãn, đặc biệt là những người giàu, bọn họ nhất định sẽ xúi giục bách tính gây chuyện. Nếu như bộ luật thuế này đạt được thành công ở Tây Bắc, và còn sinh ra ảnh hưởng đối với Trung Nguyên, đến lúc đó bệ hạ có thể xem xét thời thế, hoàn thiện chế độ thuế cũ, tăng cường thu thuế của người giàu, giảm thấp thu thế của bách tính, như vậy thì có thể hóa giải mâu thuẫn trong nước, cũng có thể lấp đầy quốc khố, càng có thể thể hiện quyền uy của bệ hạ.
.Vừa nói như vậy, tính chất đã hoàn toàn khác nhau rồi, ngược lại là gia tăng quyền lực của triều đình, chứ không phải là làm suy yếu, triều đình muốn tăng thuế, phải có một lý do, hoàng đế cũng không thể nói tăng là tăng, nhưng trước đây khi xây dựng chế tô dung điều đã định điểm này là quốc sách cơ bản rồi, chế quân điền là kế thừa từ đây, muốn thay đổi là vô cùng khó khăn, có một bộ luật thuế như vậy, có thể gia tăng biến số, sẽ cho triều đình không gian thao tác.
.Lại nghe Hàn Nghệ nói:
.- Mà điều lo lắng của bệ hạ, thần cho rằng là hoàn toàn không cần thiết, bởi vì người chế định Tây Bắc thu thuế bao nhiêu không phải là bách tính bình thường, mà là những tù trưởng, đây chỉ là vì mục dân của Tây Bắc quen với chế độ tù trưởng, do vậy để tù trưởng định, nhưng cùng với sự xây dựng quan phủ, quan phủ sẽ dần dần giành thế chủ đạo, giống như là quan hệ giữa hương thân và quan phủ. Trung Nguyên không có chế độ tù trưởng, bách tính quen phục tùng quan phủ, vậy thì người chế định thu thuế đương nhiên vẫn là triều đình, cho dù bệ hạ phân phát quyền lực này ra ngoài thì nên là do ai định đây? Quý tộc, quan viên, địa chủ, chuyện này căn bản không thể, thuế của Trung Nguyên nhất định phải là triều đình quyết định, bởi vì không có người khác có thể đảm nhiệm được.
.Chuyện gì cũng đều có hai mặt, chỉ xem dùng hay bỏ như thế nào thôi.
.Lý Trị nói đúng, Hàn Nghệ cũng nói đúng. Bộ luật này của Hàn Nghệ tuy nói đã hạn chế quyền lực của quan phủ ở một mức độ nhất định, nhưng tính linh hoạt của nó tương đối lớn, có thể căn cứ sự biến đổi không ngừng của quốc tình, còn chế quân điền hiện giờ, tính linh hoạt khá nhỏ, có nghĩa là đã chết chắc rồi, nhưng chế quân điền có thể lâu dài hay không, đây là một vấn đề rất lớn, trước mắt Trường An đã xảy ra một vài biến đổi, ngành chế tạo đang khởi sắc, vậy thì thay đổi chế độ thuế chắc chắn là thế tất yếu, mỗi một triều đại đều đã trải qua việc thay đổi chế độ thuế.
.Điều này cũng nhất quán với cách làm của Hàn Nghệ, Biến Pháp của hắn cho đến giờ cũng không phải là làm dứt khoát hẳn hoi, hắn quen thầm lặng hóa, từ từ mà thay đổi, nếu như có vấn đề vẫn có thể kịp thời thu lại, đây cũng là lý do tại sao rõ ràng Hàn Nghệ thi hành rất nhiều chính sách, nhưng rất ít dẫn đến thảo luận của mọi người, bởi vì cũng không gây ra tổn hại cho lợi ích của bất cứ người nào.
.Hàn Nghệ nói rất có lý, cho dù là ở Tây Bắc, người chế định thuế cũng là tù trưởng, tù trưởng ở địa phương ai ai cũng là hoàng đế làng, chẳng phải là cùng một chuyện với Trung Nguyên sao, chẳng qua so sánh lại mà nói, bọn họ là phân tán, Trung Nguyên là thống nhất, thật ra đều là giai cấp thống trị quyết định cả. Có thể thấy bộ luật thuế này trên thực tế là để cân bằng phân phối quyền lực giữa quan phủ và tù trưởng, bởi vì thống trị dị tộc, mâu thuẫn thường thường phát sinh giữa hai bên này, điều này có nghĩa vẫn là thuật của đế vương, khiến cho bọn họ cân bằng lẫn nhau, không có quan hệ với bách tính, chỉ là đổi một cái tên khác mà thôi.
.Bây giờ Lý Trị cũng đã phản ứng lại, đây kỳ thật chính là thủ đoạn mà hoàng đế thường xuyên chơi, trong mắt không khỏi lóe sáng lên, đây là điều trước đây y không nghĩ đến, y chỉ nghĩ làm sao để tăng cường thống trị Tây Bắc, nhưng ngươi muốn tăng cường, khẳng định là phải tăng cường quyền lực của Đô hộ phủ, nhưng kết quả là một mực tăng cường quyền lực của Đô hộ phủ, núi cao hoàng đế ở xa, cũng khó mà khống chế được, đây là một tai họa ngầm, trái lại không cho quan phủ quá nhiều quyền lực, quan lực lại không khống chế nổi người Hồ ở địa phương, lý nên áp dụng chính sách cân bằng, bộ luật thuế này có thể cân bằng bọn họ rất tốt, một người định thuế, một người thu thuế, hai người ai cũng không dám làm loạn.
.Nếu như vậy thì có lợi rất lớn đối với hoàng quyền.
.Hàn Nghệ thấy Lý Trị mắt sáng lấp lánh, biết cuối cùng y cũng đã nghĩ đến điểm này, thầm nghĩ, phải tiêm cho y một liều thuốc mạnh, thúc đẩy y quyết định, vì thế lại rèn sắt nhân lúc còn nóng, nói: - Hơn nữa, thần có nắm chắc, một khi triều đình quyết định làm như vậy, trong vòng năm năm, Đông Đột Quyết cũ tất sẽ chấp nhận sự thống trị tuyệt đối của triều đình.
.Lý Trị sửng sốt, nói:
.- Cái này lại có quan hệ gì với Đông Đột Quyết?
.Hàn Nghệ nói: - Tục ngữ có nói, nước chảy về chỗ thấp, người đi về chỗ cao. Đông Tây Đột Quyết chính là một mạch thống nhất, bọn họ có lịch sử và tập tục tương đồng, nhưng một khi triều đình áp dụng hình thức quản lý mới này, vậy thì khoảng cách duy nhất giữa bọn họ chính là hình thức quản lý khác nhau, nếu như bên Tây Bắc phát triển nhanh chóng, bách tính an cư lạc nghiệp, phồn vinh như gấm, vậy thì bách tính của Đông Đột Quyết cũ sẽ nghĩ thế nào? Đương nhiên sẽ vô cùng ngưỡng mộ, nghèo thì suy nghĩ thay đổi, thay đổi như thế nào, khác biệt duy nhất giữa bọn họ là ở chế độ, vậy thì đến lúc đó cũng không đến triều đình lên tiếng, bách tính của Đông Đột Quyết tự nhiên sẽ yêu cầu triều đình dùng chế độ giống như vậy để quản trị bọn họ. Bệ hạ sẽ có thể không tốn nhiều sức, bố trí quan phủ ba cấp đạo, châu, huyện ở Đông Đột Quyết cũ, tăng cường sự thống trị đối với địa phương. Thật ra bệ hạ có thể coi điều lệ thương nhân của vi thần là nước cờ khởi đầu, dùng nó để gõ cửa trái tim của người Hồ, khiến bọn họ mở lòng đối với Trung Nguyên, duy chỉ có như vậy, Hồ - Hán mới có thể dung hợp với nhau, từ danh nghĩa đến thực tế, hình thành một quốc gia hoàn chỉnh và thống nhất.
Bạn cần đăng nhập để bình luận