Hiệp Đạo Xuyên Đường Triều

Chương 516.2: Cuộc thi hùng biện (trung)

.(¯`'•. ¸ (¯`'•. ¸† Nhóm dịch dịch Nghĩa Hiệp †¸. •'´¯) ¸. •'´¯)
.Liễu Hàm Ngọc đột nhiên đứng dậy, nói:
.- Thiên chất của mỗi người đều không giống nhau, có người vừa dạy đã hiểu, nhưng có người thì dạy thế nào cũng không hiểu. Ta tin là mọi người đều đã gặp qua loại người này. Đối mặt với một người dạy thế nào cũng không hiểu, mà lại bất chấp tất cả đi giáo hóa người đó, thì có khác gì “đàn gảy tai trâu”, người dạy thấy chán, mà người học cũng sẽ thấy nản, vả lại còn lãng phí thời gian quý báu của mọi người nữa. Vốn dĩ người này có thể dùng thời gian học đó đi cày ruộng, đi dệt vải, đi nuôi sống bản thân, nhưng bây giờ lại chẳng làm được gì cả. Mà người dãy cũng có thể đặt tinh lực lên những người có tư chất thông minh hơn. Vì thế, ta cảm thấy, nên dạy người có thể dạy, và không dạy người không đáng dạy, chỉ cần nói cho họ biết nên làm gì là được rồi, thế mới hợp tình hợp lý.
.Cơ hồ như tất cả đại thần đều đang gật đầu.
.Hàn Nghệ gõ gõ búa, nói:
.- Bên chính đã biện luận xong, bên biện có thể phản biện.
.Lập tức một người khác đứng dậy, người này tên là Mộ Dung Chu Hàng. Y nói:
.- Những gì Liễu huynh nói đều có đạo lý nhất định, nhưng ta muốn hỏi một câu, thế nào là “người không thể dạy”, thế nào là “người có thể dạy” ? Thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhân sĩ Trung Nguyên thường nói, Nhung Địch Di Man, đều là người không thể giáo hóa. Nhưng bây giờ thì thế nào? Ta lấy ví dụ, Thái Úy xuất thân tộc Tiên Ti, nhưng lại thi sách đầy mình, kinh luân đầy bụng, có thể nói là người thông minh nhất nhì của Đại Đường ta. Nếu theo như lời của cổ nhân nói, chẳng phải Thái Úy là “bất khả giáo hóa” sao?
.Hàn Nghệ nghe mà cười thầm, không hổ danh là học sinh của hắn, còn ghê hơn hắn nữa.
.- To gan, tên tiểu tử nhà người đúng là to gan, dám lấy Thái Úy ra bàn tán.
.Một đại thần quát.
.Trưởng Tôn Vô Kỵ cười nói:
.- Không sao, không sao, lão phu cảm thấy y nói rất có đạo lý.
.Lý Trị cũng nói:
.- Người xem không lên tiếng, các khanh đừng ngắt lời tranh luận của họ.
.Rồi lại nói với các học viên:
.- Các ngươi muốn nói gì cứ việc nói, chỉ cần không phải những lời đại nghịch bất đạo, Trẫm đều sẽ cho các ngươi vô tội, các ngươi nói tiếp đi.
.- Tuân lệnh.
.Mộ Dung Chu Hàng tiếp tục nói:
.- Ta nghĩ rằng thiên hạ không người nào là không thể dạy cả. Tuy nói rằng thiên chất của mỗi người đều khác nhau, nhưng người ngu ngốc tới đâu, chỉ cần ta dạy họ hiểu đạo lý, biện thị phi, thế nào họ cũng sẽ học được đôi chút, mà bất cứ đạo lý nào cũng có thể hữu dụng cả đời cho người nào đó, sao lại có thể nói là vô dụng chứ? Vả lại ta nhận thấy rằng, mỗi một người đều nên được dạy về nền tảng đạo đức căn bản, như thế quốc gia mới có thể thái bình, đồng thời còn có thể nuôi dạy thêm nhiều rường cột cho Đại Đường ta nữa. Chính vì thế, nên người trong thiên hạ đều có thể dạy cả, và nhất định phải dạy. Nhưng quan trọng là dạy cái gì. Nếu ta dạy một người nông dân đạo trị quốc, thì y nhất định sẽ không hiểu, và y cũng không cần hiểu để làm gì. Nhưng nếu ta dạy y ăn cắp đồ là không phải, thì không lẽ y không hiểu? Khổng Thánh Nhân chỉ nói Thi, Lễ, Nhạc, đây đều là những thứ rất căn bản, chứ không phải luận trị quốc cao thâm gì đó, sao lại không dạy được? Đương nhiên, nếu ta dạy một con trâu, thì đương nhiên là không thể dạy được rồi.
.Lý Trị cười gật đầu liên tục, trên mặt cũng đầy vẻ hứng thú, trông như cũng muốn tham gia vào buổi tranh biện này vậy.
.- Cái ngươi nói chỉ là lý thuyết suông mà thôi.
.Bùi Thiếu Phong trực tiếp bỏ qua tiếng búa gỗ của Hàn Nghệ, đứng dậy nói luôn:
.- Bất cứ chuyện gì cũng phải xuất phát từ thực tế, nếu không, nói để làm gì? Ngươi nói người thiên hạ không ai là không thể dạy? Hôm đó Thôi Hữu Du từng nói, pháp lệnh mà triều đình ban bố, có người hiểu, có người không hiểu. Theo như ngươi nói, không lẽ triều đình phải đi giải thích cho từng người không hiểu đó chuyện gì đang xảy ra sao, nhưng triều đình có nhiều tinh lực đi giải thích cho từng người nghe như thế không? Cho dù triều đình có, thì nó cũng phải mất bao lâu thời gian, thế thì triều đình chẳng làm được gì cả, chỉ lo đi giải thích cho dân chúng nghe thôi sao? Tương tự, khi tướng quân hạ mệnh lệnh, cũng sẽ chẳng đi giải thích từng li từng tí cho từng binh sĩ, nếu làm như vậy, còn đánh trận gì nữa? Từ đó có thể thấy, chuyện này căn bản là bất khả thi. Đạo lý thì không chỉ phải nói thông mà còn phải làm được, nếu nói thông rồi nhưng không làm được, thì gọi là lý thuyết suông, chứ chẳng phải đạo lý. Người xưa có câu, người thành đại sự, không quan tâm tiểu tiết, nếu đã nói cho họ nghe phải làm thế nào là có thể đạt được mục đích rồi, thì hà tất phải tốn nước miếng giải thích cặn kẽ nữa? Huống hồ chuyện này căn bản không làm được.
.- Không đúng, không đúng.
.Lư Khai Minh lắc đầu đứng dậy.
.Chậc! Ta lại bị làm lơ rồi! Hàn Nghệ lúng túng nhìn cây búa đang giơ lên được một nửa, lại thấy mọi người rất tập trung, nên cuối cùng vẫn lặng lẽ đặt cây búa xuống.
.Lư Khai Minh nói:
.- Ta cảm thấy lời của Bùi Thiếu Phong, tránh nặng nói nhẹ, phiến diện hết sức. Chuyện trong thiên hạ này, đều không thoát khỏi một chữ “lý”. Triều đình ban bố bất cứ pháp lệnh nào, đều có cái lý của nó. Người có học vấn cao, vừa nhìn đã hiểu, mà người không biết chữ, thì nhìn hoài không hiểu. Ban bố một pháp lệnh rồi, lại đi giải thích cho bá tánh nghe vì sao lại như thế, đích thực là không thể làm được. Nhưng tại sao chúng ta lại không nói trước cho bá tánh biết những đạo lý này là gì. Như thế, họ sẽ tự mình đi lý giải. Cái này mới gọi là xuất phát từ thực tế. Những lời Bùi Thiếu Phong nói căn bản là không phù hợp thực tế. Tương tự, nếu trong khi huấn luyện, mỗi một binh sĩ đều được học tập binh pháp, đợi tới khi đánh trận, họ tự nhiên sẽ hiểu tại sao tướng quân lại hạ một mệnh lệnh như thế này, và họ còn có thể chấp hành mệnh lệnh tốt hơn nữa cơ.
.Nói tới đây, y ngừng lại một chút, rồi nói tiếp:
.- Vả lại ta không cảm thấy đây là chuyện không thể thực hiện. Không phải là không có nhiều người như vậy đi dạy, mà là không có ai đi dạy cả. Từ xưa tới nay, đa phần thầy giáo thu học trò đều là tùy người cả. Đệ tử quý tộc, họ cảm thấy nhất định là có thể giáo hóa, nên không bao giờ từ chối người tới, càng nhiều càng tốt. Còn đệ tử hàn môn, thì họ nghĩ rằng là bất khả giáo hóa, từ chối nhận họ. Rất nhiều người đã dùng giàu nghèo để phán xét là có thể giáo hóa được hay không. Chính vì thế Khổng thánh nhân mới đề xuất tư tưởng “hữu giáo vô loại:, từ đó có thể thấy Khổng thánh nhân căn bản là không nghĩ rằng trên đời này có người dạy được, có người không dạy được.
.Sau những lời nói này, không khí dần trở nên ngày càng căng thẳng.
.Không ít đại thân mặt căng như dây đàn, hai tay nắm chặt thành quyền, ánh mắt sốt ruột liếc về phía Lý Trị. Lý Trị cũng cau chặt lông mày, nhưng không lên tiếng.
.Còn Hàn Nghệ bị phớt lờ nửa ngày trời, thì ý cười trên khóe miệng hắn ngày càng đậm. Cuối cùng cũng có chút ý nghĩa rồi, không uổng công hắn đã chuẩn bị cho họ suốt mấy ngày nay, còn tự lấy mình làm mồi, dụ Hoàng đế và bọn đại thần này đến đây nữa chứ.
Bạn cần đăng nhập để bình luận